Tiểu buốt

TheoGeetha Maddukuri, MD, Saint Louis University
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 12 2022

Tiểu buốt là tình trạng đau hoặc khó chịu khi đi tiểu, điển hình là cảm giác đau buốt, nóng rát. Một số bệnh lý gây đau trên bàng quang hoặc đáy chậu. Tiểu buốt là một triệu chứng rất phổ biến ở phụ nữ, nhưng nó có thể xảy ra ở cả nam giới và ở mọi lứa tuổi.

Sinh lý bệnh của tiểu buốt

Tiểu buốt là kết quả của việc kích thích vùng tam giác cổ bàng quang hoặc niệu đạo. Viêm hoặc đè ép niệu đạo gây khó khăn trong việc bắt đầu đi tiểu và cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Kích ứng vào vùng cổ bàng quang gây co thắt bàng quang, dẫn đến đau khi đi tiểu, tiểu nhiều lần. Tiểu buốt hay gặp nhất là do nhiễm trùng đường tiết niệu thấp, tuy nhiên cũng có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu cao. Giảm khả năng cô đặc nước tiểu của thận là nguyên nhân chính gây ra đi tiểu nhiều lần ở bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao.

Căn nguyên của tiểu buốt

Tiểu buốt điển hình thường do viêm niệu đạo hoặc bàng quang, mặc dù tổn thương đáy chậu ở phụ nữ (ví dụ, viêm âm hộ - âm đạo hoặc là nhiễm herpes simplex) có thể đau khi tiếp xúc với nước tiểu. Hầu hết các trường hợp là do nhiễm trùng, nhưng đôi khi các rối loạn viêm không do nhiễm trùng là nguyên nhân (xem bảng Một số nguyên nhân gây khó tiểu tiện). Một số bệnh nhân bị tiểu buốt hoặc tiểu dắt khi ăn một số loại thức ăn hoặc uống một số loại đồ uống. Các chất kích thích thông thường có thể bao gồm rượu, caffeine và thực phẩm có tính axit (ví dụ: trái cây họ cam quýt).

Nhìn chung nguyên nhân phổ biến nhất gây tiểu buốt là:

Bảng
Bảng

Đánh giá tiểu buốt

Lịch sử

Bệnh sử nên bao gồm thời gian xuất hiện các triệu chứng và liệu xem các triệu chứng đó đã từng xuất hiện trong quá khứ. Các triệu chứng đi kèm quan trọng bao gồm sốt, đau vùng hông lưng, chảy dịch niệu đạo hay ra khí hư âm đạo, và các triệu chứng kích ứng bàng quang (tiểu nhiều lần, tiểu gấp) hoặc tắc nghẽn (tiểu ngập ngừng,tiểu nhỏ giọt). Bệnh nhân cần được hỏi liệu có tiểu máu, tiểu đục, hay nước tiểu có mùi hôi và chảy dịch tự nhiên (ví dụ, dịch loãng và lỏng hoặc dịch đặc và như mủ). Các bác sĩ cũng nên hỏi bệnh nhân gần đây có quan hệ tình dục không an toàn, có áp dụng các biện pháp kích thích vào đáy chậu, có sử dụng các dụng cụ can thiệp vào đường niệu (ví dụ như nội soi bàng quang, đặt sonde tiểu phẫu thuật) hoặc có thể đang mang thai.

Khám toàn thân tìm kiếm các triệu chứng gợi ý nguyên nhân, ví dụ đau lưng hoặc đau khớp và kích ứng mắt (bệnh lý mô liên kết) và các triệu chứng dạ dày - ruột, như tiêu chảy (viêm khớp phản ứng). Cũng cần xem xét thức ăn hoặc đồ uống có thể gây ra các triệu chứng.

Bệnh sử cần lưu ý các bệnh nhiễm trùng tiết niệu trước đó (bao gồm cả nhiễm trùng trong thời thơ ấu) và bất kỳ bất thường nào đã biết về đường tiết niệu, bao gồm dị tật đường tiết niệu bẩm sinh hoặc tiền sử sỏi thận. Cũng như bất kỳ bệnh truyền nhiễm tiềm ẩn nào, tiền sử mắc tình trạng suy giảm miễn dịch (bao gồm HIV/AIDS) hoặc nhập viện gần đây là rất quan trọng.

Khám thực thể

Bắt đầu bằng khám các dấu hiệu sinh tồn, đặc biệt chú ý biểu hiện sốt.

Khám da, niêm mạc, và khớp phát hiện các tổn thương gợi ý viêm khớp phản ứng (ví dụ như viêm kết mạc, loét miệng, tổn thương bọng nước hoặc đóng vảy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, và xung quanh móng tay, khớp sưng). Để đánh giá tình trạng thận thực hiện vỗ hông lưng. Sờ nắn bụng để kiểm tra bàng quang.

Phụ nữ nên khám khung chậu để phát hiện viêm hoặc tổn thương đáy chậu hoặc ra dịch âm đạo hoặc cổ tử cung. Nên dùng que tăm bông lấy bệnh phẩm để xét nghiệm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STI) và soi tươi vào thời điểm này thay vì vào lần khám thứ hai.

Nam giới nên kiểm tra cơ quan sinh dục ngoài để phát hiện tổn thương dương vật và chảy mủ; khu vực dưới da bao quy đầu nên được kiểm tra. Tinh hoàn và mào tinh được sờ nắn để phát hiện tình trạng đau hoặc sưng tấy. Thăm trực tràng được thực hiện để kiểm tra tuyến tiền liệt với kích thước, tính đồng nhất và độ mềm.

Các dấu hiệu cảnh báo

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Sốt

  • Đau hông lưng hoặc vỗ hông lưng dương tính

  • Can thiệp gần đây

  • Bệnh nhân suy giảm miễn dịch

  • Các đợt tái phát (bao gồm cả nhiễm trùng thường xuyên ở thời niên thiếu)

  • Các dị dạng đường tiết niệu đã biết

  • Nam giới

Giải thích các dấu hiệu

Một số phát hiện có tính gợi ý cao (xem bảng Một số nguyên nhân gây chứng khó tiểu). Một số dấu hiệu rất gợi ý (Xem bảng Một số nguyên nhân tiểu khó) Ở những phụ nữ trẻ, khỏe mạnh có tiểu buốt và các triệu chứng kích thích bàng quang rõ ràng, viêm bàng quang là nguyên nhân hay gặp nhất. Tiết dịch ở niệu đạo hoặc ở cổ tử cung có thể nhìn thấy gợi ý STI. Mủ đặc thường là bệnh lậu; dịch mủ lỏng hoặc loãng thường gây ra bởi bệnh nhiễm trùng không do lậu. Viêm âm đạo và các tổn thương loét của nhiễm herpes simplex thường rõ ràng khi kiểm tra. Ở nam giới, tuyến tiền liệt rất đau khi sờ vào gợi ý viêm tuyến tiền liệthay mào tinh bị đau, sưng tấy gợi ý viêm mào tinh.

Các phát hiện khác cũng rất hữu ích nhưng có thể bị bỏ sót; ví dụ, phụ nữ có dấu hiệu viêm âm hộ - âm đạo cũng có thể có nhiễm trùng tiết niệu hoặc một nguyên nhân khác gâytiểu buốt. Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu dựa trên các triệu chứng ít chính xác hơn ở bệnh nhân cao tuổi.

Các dấu hiệu gợi ý nhiễm trùng có liên quan nhiều hơn ở bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo. Viêm thận bể thận gồm sốt, đau hông lưng hoặc cả hai. Tiền sử nhiễm trùng đường niệu thường xuyên nên quan tâm đặc biệt đến bất thường giải phẫu hoặc tình trạng suy giảm miễn dịch. Nhiễm trùng bệnh viện hoặc sau can thiệp chỉ ra các mầm bệnh không điển hình hoặc đề kháng kháng sinh.

Xét nghiệm

Không có phương pháp tiếp cận duy nhất nào được chấp nhận. Nhiều bác sĩ lâm sàng dùng kháng sinh theo kinh nghiệm cho viêm bàng quang ở những phụ nữ trẻ tuổi, khỏe mạnh, có biểu hiện điển hình của tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, không có dấu hiệu cảnh báo mà không cần làm xét nghiệm (đôi khi không làm cả xét nghiệm nước tiểu). Tất cả bệnh nhân nên được đánh giá bằng xét nghiệm phân tích nước tiểu giữa dòng và nuôi cấy. Cấy nước tiểu được khuyến nghị ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ bị các bệnh nhiễm trùng đa kháng thuốc. Một số nhà lâm sàng trì hoãn việc nuôi cấy nước tiểu trừ khi xét nghiệm nước tiểu phát hiện bạch cầu. Ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, tiến hành thử thai (nhiễm trùng đường niệu trong thời kỳ mang thai là điều đáng quan tâm vì nó có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc ối vỡ sớm). Ra khí hư âm đạo cần phải soi tươi. Nhiều bác sĩ lâm sàng thường xuyên lấy mẫu dịch tiết ở cổ tử cung (nữ giới) hoặc ở niệu đạo (nam giới) để xét nghiệm STI (nuôi cấy gonococcus và chlamydia hoặc phản ứng chuỗi polymerase [PCR]) vì nhiều bệnh nhân nhiễm bệnh không có biểu hiện điển hình.

Dấu hiệu > 105 đơn vị hình thành khuẩn lạc (CFU)/mL cho thấy nhiễm trùng. Đôi khi ở bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng vi khuẩn niệu 102 hoặc 103 CFU cũng chỉ ra nhiễm trùng đường niệu. Bạch cầu được phát hiện bằng phân tích nước tiểu ở bệnh nhân có nuôi cấy âm tính là không đặc hiệu và có thể xảy ra với bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, viêm âm hộ - âm đạo, viêm tuyến tiền liệt, lao (TB), u, viêm thận kẽ, hoặc các nguyên nhân khác. Hồng cầu phát hiện trong nước tiểu của bệnh nhân không có bạch cầu niệu và nuôi cấy âm tính có thể là do ung thư, sỏi, dị vật, bất thường cầu thận hoặc can thiệp gần đây của đường niệu.

Để kiểm tra tắc nghẽn, bất thường giải phẫu, ung thư hoặc các vấn đề khác ở bệnh nhân không đáp ứng với kháng sinh, tái phát triệu chứng hoặc tiểu máu mà không do nhiễm trùng có thể chỉ định nội soi bàng quangchẩn đoán hình ảnh về đường tiết niệu. Cân nhắc chẩn đoán rò bàng quang - trực tràng ở nam giới nhiễm trùng đường tiết niệu thấp tái đi tái lại hoặc những người bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn. Bệnh nhân mang thai, nam giới, bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân bí tiểu kéo dài hoặc tái phát cần được chú ý hơn và điều tra kỹ lưỡng hơn.

Điều trị tiểu buốt

Điều trị theo nguyên nhân. Nhiều bác sĩ lâm sàng không điều trị chứng tiểu buốt ở phụ nữ không có dấu hiệu cảnh báo nếu không có nguyên nhân rõ ràng được phát hiện qua thăm khám và kết quả xét nghiệm nước tiểu. Nếu quyết định điều trị, nên dùng một đợt trimethoprim/sulfamethoxazole, nitrofurantoin hoặc fosfomycin trong 3 ngày. Vì các thuốc này có thể gây ra bệnh về gân, không nên sử dụng fluoroquinolon cho các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng (UTI) bất cứ khi nào có thể; để tránh kháng thuốc, chỉ nên dùng fluoroquinolon khi không dùng được các thuốc khác hoặc bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Một số bác sĩ lâm sàng đưa ra phương pháp điều trị giả định đối với bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) ở nam giới có những dấu hiệu không đáng kể tương tự; các bác sĩ lâm sàng khác đang chờ kết quả xét nghiệm STI, đặc biệt ở những bệnh nhân đáng tin cậy.

Tiểu buốt cấp tính, không dung nạp thuốc giảm đau do viêm bàng quang có thể được giảm bớt phần nào bởi phenazopyridine 100 đến 200 mg uống 3 lần/ngày trong 24 đến 48 giờ đầu. Thuốc này chuyển nước tiểu thành màu đỏ cam và có thể làm bẩn đồ lót; bệnh nhân nên được chú ý để không nhầm lẫn tác dụng này với tình trạng nhiễm trùng tiến triển hoặc tiểu máu. Nhiễm trùng đường niệu (UTI) phức tạp đòi hỏi điều trị từ 10 đến 14 ngày bằng kháng sinh có khả năng kháng lại các vi khuẩn Gram âm, đặc biệt Escherichia coli.

Những điểm chính

  • Tiểu buốt không phải lúc nào cũng gây ra bởi nhiễm trùng bàng quang.

  • Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và ung thư cũng nên được xem xét.