Nguyên nhân của thiếu máu

TheoGloria F. Gerber, MD, Johns Hopkins School of Medicine, Division of Hematology
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 5 2024

    Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu (RBC), dẫn đến giảm hematocrit và hàm lượng huyết sắc tố trong hồng cầu. (Xem thêm Sản xuất hồng cầu.)

    Khối hồng cầu thể hiện sự cân bằng giữa việc sản sinh và tiêu hủy hoặc mất đi hồng cầu. Do đó, thiếu máu có thể là kết quả của một hoặc nhiều hơn trong 3 cơ chế chính sau (Xem bảng Phân loại thiếu máu theo nguyên nhân):

    Bảng
    Bảng

    Mất máu có thể

    • Cấp tính

    • Mạn tính

    Thiếu máu có thể không phát sinh cho đến vài giờ sau khi mất máu cấp tính khi dịch kẽ khuếch tán vào lòng mạch và làm loãng khối hồng cầu còn lại. Tuy nhiên, trong vài giờ đầu tiên, mức độ bạch cầu hạt đa nhân trung tính, tiểu cầu, và trong trường hợp xuất huyết nặng, các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành và nguyên bào nuôi có thể tăng lên. Mất máu mãn tính dẫn đến thiếu máu nếu mất máu nhanh hơn có thể được thay thế hoặc phổ biến hơn là nếu quá trình tạo hồng cầu tăng nhanh sẽ làm cạn kiệt nguồn dự trữ sắt trong cơ thể (xem Thiếu máu do thiếu sắt).

    Tình trạng tạo hồng cầu bị thiếu hoặc không hiệu quả có vô số nguyên nhân. Sự ngừng hoàn toàn của quá trình tạo hồng cầu dẫn đến sự suy giảm số lượng hồng cầu khoảng 7 đến 10% / tuần (1% / ngày). Suy giảm tạo hồng cầu, ngay cả khi không đủ để giảm số lượng hồng cầu, thường gây ra kích thước và hình dạng hồng cầu bất thường.

    Tan máu quá mức có thể là do các bất thường nội tại của hồng cầu hoặc bởi các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như sự có mặt của các kháng thể hoặc bổ thể trên bề mặt của hồng cầu, dẫn đến sự hủy hoại sớm. Lách to giam giữ và phá hủy hồng cầu nhanh hơn bình thường. Một số nguyên nhân tan máu làm biến dạng cũng như tiêu hủy hồng cầu. Tan máu làm tăng sản sinh hồng cầu lưới trừ khi sắt hoặc chất dinh dưỡng cần thiết khác đã cạn kiệt.