Tổng quan về Nhiễm trùng Clostridial

TheoLarry M. Bush, MD, FACP, Charles E. Schmidt College of Medicine, Florida Atlantic University;
Maria T. Vazquez-Pertejo, MD, FACP, Wellington Regional Medical Center
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 6 2023

Clostridia là loại trực khuẩn kỵ khí, gram dương, dạng bào tử, hiện diện rộng rãi trong bụi, đất, thảm thực vật và là hệ thực vật bình thường trong đường tiêu hóa của động vật có vú. Các loài gây bệnh tạo ra các ngoại độc tố phá hủy mô và thần kinh góp phần vào các biểu hiện bệnh.

(Xem thêm Tổng quan về vi khuẩn kị khí.)

Gần 100 chủng Clostridium sp đã được xác định, nhưng chỉ có khoảng 25 đến 30 chủng thường gây bệnh cho người hoặc động vật.

Sinh lý bệnh của nhiễm Clostridial

Các chủng gây bệnh sản xuất ra độc tố phá hủy mô và ngoại độc tố thần kinh, gây ra các biểu hiện lâm sàng của bệnh. Clostridia có thể trở thành căn nguyên gây bệnh khi độ bão hòa oxy và pH thấp. Clostridia có thể trở thành căn nguyên gây bệnh khi độ bão hòa oxy và pH thấp tương tự như môi trường kị khí khi có nhồi máu hoặc tổn thương mô, thường xảy ra khi có suy động mạch tiên phát hoặc chấn thương nặng hoặc vết thương nghiền nát. Vết thương sâu hơn và nghiêm trọng hơn dễ bị nhiễm trùng do clostridial hơn, đặc biệt kể cả khi có nhiễm bẩn tối thiểu bởi các vật thể ngoại lai.

Bệnh do clostridia cũng có thể xảy ra sau khi tiêm thuốc phiện bất hợp pháp.

Một số trường hợp nghiêm trọng không lây nhiễm có thể xảy ra sau khi ăn các loại thực phẩm đóng hộp, trong có chứa chất Clostridia sản sinh độc tố.

Bệnh do Clostridia

Các bệnh do clostridia gây ra (xem bảng Các tình trạng được lựa chọn liên quan đến nhiễm trùng do clostridia) bao gồm

Bảng
Bảng

Hầu hết nhiễm trùng thường gặp do clostridial thường nhẹ, viêm dạ dày ruột tự khỏi, điển hình là do C. perfringens týp A. Bệnh nhiễm clostridial nặng tương đối hiếm nhưng có thể gây tử vong.

Các rối loạn ở bụng, như viêm túi mật, viêm phúc mạc, vỡ ruột thừa, và thủng ruột có thể liên quan tới C. perfringens, C. ramosum, và nhiều chủng khác.

Hoại tử cơ và nhiễm trùng mô mềm, đặc trưng là viêm mô tế bào, viêm cơ và hoại tử cơ clostridial, gây ra bởi C. perfringens.

Hoại tử da và mô có thể gây ra bởi C. septicum từ đại tràng lan theo đường máu.

Clostridia cũng được coi như một phần của hệ sinh vật hỗn hợp ở các vết thương hở nhẹ; vai trò gây nhiễm trùng của chúng không rõ ràng.

Nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện do clostridial ngày càng tăng, đặc biệt ở bệnh nhân sau mổ và bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Nhiễm khuẩn huyết nặng do clostridial có thể gây biến chứng tắc ruột hoặc thủng ruột.