Sắt (Fe) là một thành phần của hemoglobin, myoglobin, và nhiều enzyme trong cơ thể. Sắt heme được chứa chủ yếu trong các sản phẩm động vật. Nó được hấp thụ tốt hơn nhiều so với sắt nonheme (ví dụ: trong thực vật và trong ngũ cốc). Sắt nonheme chiếm > 85% lượng sắt trong khẩu phần ăn trung bình. Tuy nhiên, sự hấp thu sắt không heme được tăng lên khi được tiêu thụ với protein động vật và vitamin C.
(Xem thêm Tổng quan về thiếu hụt khoáng chất và độc tính.)
Sự thiếu hụt sắt là một trong những thiếu hụt chất khoáng phổ biến nhất trên thế giới. Có thể là kết quả của những điều sau đây:
Lượng sắt đưa vào thiếu hụt, phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ gái vị thành niên, và phụ nữ mang thai
Suy giảm hấp thu (ví dụ, bệnh celiac)
Chảy máu mạn tính, bao gồm kinh nguyệt nhiều và chảy máu do tổn thương đường ruột (như khối u)
Chảy máu mạn tính do ung thư đại tràng là một nguyên nhân nghiêm trọng ở người trung niên và người cao tuổi.
Sự thiếu hụt sắt và sự thiếu máu do thiếu hụt sắt là phổ biến ở các vận động viên đỉnh cao môn chạy và môn 3 môn phối hợp (1).
Bệnh thận mạn tính và bệnh viêm ruột cũng liên quan đến tình trạng thiếu sắt. Ở những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính, kể cả những người đang chạy thận nhân tạo và những người mắc bệnh viêm ruột hoặc các tình trạng viêm mạn tính khác, mức tổng hợp hormone hepcidin ở gan tăng lên, cản trở hấp thu sắt và dẫn đến thiếu sắt. Tuy nhiên, tình trạng viêm mạn tính cũng làm tăng lượng sắt trong huyết thanh bằng cách giảm mức sử dụng sắt để tạo ra hồng cầu và do đó gây ra tình trạng thiếu máu của bệnh mạn tính và làm phức tạp thêm việc đánh giá tình trạng sắt.
Khi tình trạng thiếu sắt tiến triển, bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ sẽ phát sinh.
Ngoài bệnh thiếu máu, thiếu hụt sắt có thể gây ra bệnh pica (thèm ăn các chất không phải thực phẩm) và móng tay hình thìa và có liên quan đến hội chứng chân không yên. Hiếm khi, sự thiết hụt sắt gây ra chứng khó nuốt do có lưới ở thực quản ngay sau sụn thanh quản.
Thiếu sắt có thể làm trầm trọng thêm một số thể suy tim; trong những trường hợp như vậy, bệnh nhân có thể được hưởng lợi từ việc thay thế sắt (2).
Chẩn đoán của thiếu sắt bao gồm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, nồng độ ferritin và sắt trong huyết thanh, và có thể đo độ bão hòa transferrin (khả năng liên kết sắt). Ở trạng thái thiếu hụt, nồng độ sắt và ferritin có xu hướng thấp và khả năng gắn kết sắt có xu hướng cao (3).
Hiếm khi, khi chẩn đoán thiếu sắt còn chưa chắc chắn, có thể cần phải kiểm tra sắt trong tủy xương.
Điều trị thiếu sắt bao gồm điều trị nguyên nhân nếu có thể (ví dụ, điều trị khối u gây chảy máu ở ruột non). Tất cả những người bị thiếu sắt mức độ vừa hoặc nặng và một số người thiếu hụt mức độ nhẹ cần được bổ sung sắt.
Tài liệu tham khảo chung
1. Coates A, Mountjoy M, Burr J: Incidence of iron deficiency and iron deficient anemia in elite runners and triathletes. Clin J Sport Med 27:493–4986, 2017. doi: 10.1097/JSM.0000000000000390
2.Kalra PR, Cleland JGF, Petrie MC, et al: Intravenous ferric derisomaltose in patients with heart failure and iron deficiency in the UK (IRONMAN): An investigator-initiated, prospective, randomised, open-label, blinded-endpoint trial. Lancet 400 (10369): 2199–2209, 2022 doi: 10.1016/S0140-6736(22)02083-9 Xuất bản điện tử ngày 5 tháng 11 năm 2022.
3. Snook J, Bhala N, Beales ILP, et al: British Society of Gastroenterology guidelines for the management of iron deficiency anaemia in adults. Gut 70 (11):2030–2051, 2021 doi: 10.1136/gutjnl-2021-325210 Xuất bản điên tử ngày 8 tháng 9 năm 2021.