Selen (Se) là một phần của enzyme glutathione peroxidase, chất này có tác dụng chuyển hóa hydroperoxide được hình thành từ các axit béo không bão hòa đa. Selen cũng là một phần của các enzyme khử iod của các hóc môn tuyến giáp. Nói chung, selen có tác dụng như một chất chống oxy hóa hoạt động cùng với vitamin E.
Nồng độ selen trong huyết tương thay đổi từ 8 đến 25 mcg/dL (0,1 đến 0,3 micromol/L), tùy thuộc vào lượng selen nạp vào cơ thể.
Ở mức liều cao (> 900 mcg/ngày), selen gây độc tính.
Các triệu chứng nhiễm độc selen chủ yếu là rối loạn tiêu hóa (ví dụ: buồn nôn, tiêu chảy). Các biểu hiện khác bao gồm rụng tóc, móng tay bất thường, viêm da, bệnh thần kinh ngoại biên, mệt mỏi, khó chịu và hơi thở có mùi tỏi.
Nồng độ gây độc của selen huyết tương không được xác định rõ ràng.
Chẩn đoán nhiễm độc selen thường dựa trên lâm sàng. Có thể đo nồng độ selen trong máu hoặc trong nước tiểu.
Điều trị nhiễm độc selen liên quan đến việc giảm mức tiêu thụ selen.
(Xem thêm Tổng quan về thiếu hụt khoáng chất và độc tính.)