Cường lách

TheoHarry S. Jacob, MD, DHC, University of Minnesota Medical School
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 3 2023

Cường lách là nguyên nhân gây giảm tế bào do lách to.

(Xem thêm Tổng quan về lách.)

Cường lách là một quá trình thứ phát có thể phát sinh do lách to ở hầu hết các nguyên nhân. (xem bảng Các nguyên nhân lách to thường gặp) Lách to làm tăng cơ chế lọc và phá hủy hồng cầu, và thường cả bạch cầu và tiểu cầu. Tăng sinh ở tủy xương bù đắp xảy ra ở những tế bào bị giảm trong tuần hoàn.

Triệu chứng và Dấu hiệu của Cường lách

Lách to là dấu hiệu; kích thước lách tương ứng với mức độ giảm tế bào. Các kết quả lâm sàng khác thường do rối loạn gốc.

Chẩn đoán cường lách

  • Khám thực thể

  • Đôi khi siêu âm

  • Công thức máu toàn phần

Nghi ngờ cường lách ở những bệnh nhân có lách to và thiếu máu hoặc giảm tế bào máu. Chỉ định xét nghiệm cũng tương tự như với lách to.

Trừ phi các cơ chế khác cùng tồn tại với mức độ nghiêm trọng, thiếu máu và các giảm tế bào máu khác là nhẹ và không có triệu chứng (ví dụ, số lượng tiểu cầu, từ 50 đến 100 x 103/mcL [50 đến 100 x 109/L]; số lượng bạch cầu, 2500 đến 4000/mcL [2,5 đến 4 x 109/L]) với số lượng bạch cầu bình thường. Hình thái hồng cầu nói chung là bình thường, ngoại trừ có thể có hồng cầu hình cầu. Hồng cầu lưới bình thường.

Điều trị cường lách

  • Có thể loại bỏ lách (cắt lách hoặc xạ trị)

  • Tiêm vắc xin và kháng sinh dự phòng cho bệnh nhân cắt lách

Điều trị hướng trực tiếp vào bệnh lý nền. Tuy nhiên, nếu chứng cường lách chỉ là biểu hiện nghiêm trọng của bệnh lý nền (ví dụ, Bệnh Gaucher), có thể chỉ định bỏ lách bằng cách cắt lách hoặc xạ trị. Các chỉ định cắt lách hoặc xạ trị trong cường lách được mô tả chi tiết dưới đây (xem bảng Chỉ định Cắt lách hay Xạ trị do lách to).

Bởi vì lách nguyên vẹn bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn có vỏ bọc, cần phải tránh cắt lách bất cứ khi nào có thể và bệnh nhân cắt lách cần được tiêm vắc xin chống lại các bệnh nhiễm trùng do Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitidisHaemophilus influenzae. Bệnh nhân cũng nên tiêm vắc xin cúm và COVID-19 và có thể cần tiêm các loại vắc xin khác tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng của họ.

Sau khi cắt lách, bệnh nhân rất dễ nhiễm khuẩn (vi khuẩn có vỏ), vì thế nên sử dụng kháng sinh dự phòng hàng ngày như penicillin hoặc erythromycin. Bệnh nhân bị sốt cần phải được đánh giá cẩn thận về nhiễm trùng.

Bảng