Đau mắt

TheoChristopher J. Brady, MD, Wilmer Eye Institute, Retina Division, Johns Hopkins University School of Medicine
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 12 2023

Đau mắt có thể được mô tả là cảm giác nhức, sắc hoặc như dao đâm và cần được phân biệt với các nguyên nhân gây kích thích bề mặt nhãn cầu hoặc cảm giác dị vật. Trong một số bệnh, đau nặng lên khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh. Đau mắt có thể là triệu chứng của một bệnh năng và cần được đánh giá sớm. Nhiều nguyên nhân gây đau mắt cũng gây ra đỏ mắt.

Sinh lý bệnh đau mắt

Giác mạc có nhiều chi phối thần kinh và nhạy cảm với đau. Nhiều bệnh ảnh hưởng tới giác mạc hoặc tiền phòng (ví dụ viêm màng bồ đào) cũng gây đau do co thắt cơ thể mi. Khi có biểu hiện co thắt, ánh sáng rọi vào kích thích co cơ làm tăng cảm giác đau.

Căn nguyên của đau mắt

Những bệnh gây đau mắt có thể được chia thành các nhóm bệnh của giác mạc, các bệnh nội nhãn và các bệnh gây đau lan đến mắt (xem bảng Một số nguyên nhân gây đau mắt).

Nhìn chung, các nguyên nhân phổ biến nhất

Tuy nhiên, hầu hết các rối bệnh giác mạc đều có thể gây ra đau mắt.

Một cảm giác bị cào xước hoặc cảm giác dị vật có thể do một bệnh kết mạc hoặc giác mạc khác gây ra.

Bảng
Bảng

Đánh giá Đau mắt

Lịch sử

Bệnh sử của bệnh hiện tại nên đề cập đến tính chất khởi đầu, đặc điểm, và mức độ nghiêm trọng của cơn đau và tiền sử về các giai đoạn trước đó (ví dụ, các đợt tập trung thành cụm hằng ngày). Các triệu chứng liên quan quan trọng bao gồm sợ ánh sáng (ánh sáng rọi vào bên mắt lành gây đau ở mắt bệnh khi mắt bệnh đang nhắm), giảm thị lực, cảm giác dị vật và đau khi nháy mắt cũng như di động nhãn cầu.

Đánh giá toàn trạng nên tìm kiếm các triệu chứng gợi ý nguyên nhân, gồm (đau nửa đầu) hào quang; sốt và rét run (nhiễm trùng); và đau khi thay đổi tư thế đầu, chảy nước mũi, ho về đêm, hôi miệng (viêm xoang).

Bệnh sử trước đây nên bao gồm các bệnh đã biết là các nguy cơ của đau mắt, bao gồm bệnh tự miễn dịch, xơ cứng rải rác, đau nửa đầu, và nhiễm trùng xoang. Các yếu tố nguy cơ bổ sung để đánh giá bao gồm sử dụng (và lạm dụng quá mức) kính tiếp xúc (viêm giác mạc do kính tiếp xúc), tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá mức hoặc hồ quang, đóng đinh hoặc khoan kim loại (dị vật) và chấn thương mắt hoặc phẫu thuật mắt gần đây (viêm nội nhãn).

Khám thực thể

Kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn để phát hiện sốt. Kiểm tra mũi để xem tính chất dịch mũi và sờ nắn mặt để xem có đau không. Nếu đỏ mắt, kiểm tra hạch trước hàm để khám hạch to. Vệ sinh trong khi thăm khám phải được lưu tâm khi tiếp xúc với những bệnh nhân có phù nề kết mạc, hạch trước hàm, viêm giác mạc chấm hoặc tất cả các dấu hiệu trên. Các triệu chứng này gợi ý tình trạng viêm kết giạc mạc dịch, rất dễ lây.

Nên khám đầy đủ nhất có thể trên những bệnh nhân đau mắt. Đo mức thị lực được điều chỉnh tốt nhất với kính. Trường thị giác thường được kiểm tra bằng cách che từng mắt ở bệnh nhân có đau mắt, nhưng cách kiểm tra này có thể có độ nhạy thấp (nhất là với những khiếm khuyết trường thị giác nhỏ) và có độ tin cậy thấp do bệnh nhân kém hợp tác. Đảo đèn từ giữa hai mắt để kiểm tra kích thước đồng tử, phản xạ trực tiếp và phản xạ liên ứng. Ở những bệnh nhân đau mắt một bên, ánh sáng được rọi vào bên mắt lành trong khi mắt bệnh nhắm. Cảm giác đau ở mắt bệnh cho thấy bệnh nhân có sợ ánh sáng. Khám vận nhãn Sờ các cấu trúc ổ mắt và quanh ổ mắt. Cương tụ kết mạc nhiều, tập trung quanh rìa giác mạc gọi là cương tụ thể mi (cương tụ sâu).

Khám sinh hiển vi bằng đèn khe được thực hiện nếu có thể. Giác mạc được nhuộm fluorescein và khám dưới kính hiển vi với ánh sáng xanh coban. Nếu không có đèn khe sinh hiển vi, giác mạc có thể được khám với nhuộm fluorescein bằng đèn Wood và dụng cụ phóng đại. Soi đáy mắt và đo nhãn áp sẽ được thực hiện. Ở những bệnh nhân có cảm giác dị vật hoặc trợt giác mạc không rõ nguyên nhân, cần lật mi trên và tìm dị vật.

Các dấu hiệu cảnh báo

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Nôn ói, nhìn thấy quầng màu, hoặc phù giác mạc

  • Các dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân (ví dụ, sốt, rét run)

  • Giảm thị lực

  • Lồi mắt

  • Hạn chế vận nhãn

Giải thích các dấu hiệu

Các triệu chứng gợi ý được liệt kê trong bảng Một số nguyên nhân gây đau mắt. Một số phát hiện gợi ý các loại rối loạn.

Cảm giác bị cào hoặc có dị vật thường là bệnh lý của mi mắt, kết mạc hoặc bề mặt giác mạc. Có thể có nhạy cảm ánh sáng.

Đau trên bề mặt kèm theo sợ ánh sáng thường kèm theo cảm giác dị vật và đau khi chớp mắt. Dấu hiệu này gợi ý tổn thương giác mạc, thường là dị vật hoặc trợt giác mạc.

Đau sâu hơn – thường được tả là đau âm ỉ hoặc nhói như dao đâm –thường gợi ý một tình trạng bệnh lý trầm trọng như glôcôm, viêm màng bồ đào, viêm củng mạc, viêm mủ nội nhãn, viêm tổ chức hốc mắt, hoặc giả u hốc mắt. Trong nhóm này, sưng mi mắt, lồi mắt hoặc cả hai và hạn chế vận nhãn hoặc giảm thị lực gợi ý giả u hốc mắt, viêm tổ chức hốc mắt hoặc có thể là viêm tổ chức hốc mắt nặng. Sốt, ớn lạnh và đau gợi ý nhiễm trùng (ví dụ: viêm mô tế bào hốc mắt, viêm xoang, nhiễm trùng huyết).

Đỏ mắt gợi ý bệnh lý gây đau do bệnh lý tại mắt hơn là đau lan từ nơi khác đến.

Nếu đau tiến triển ở mắt bệnh do phản ứng với ánh sáng từ mắt lành khi mắt bệnh nhắm (sợ ánh sắng thực sư), nguyên thân thường gặp nhất là tổn thương giác mạc hoặc viêm màng bồ đào.

Xẹp thể mi gợi ý rằng viêm ở trong mắt (ví dụ, do viêm màng bồ đào hoặc glôcôm) chứ không phải viêm kết mạc.

Nếu gây tê tại chỗ giảm (ví dụ, proparacaine) mắt đỏ đỡ đau thì nguyên nhân có thể là một bệnh lý giác mạc.

Một triệu chứng gợi ý các bệnh lý cụ thể. Đau và sợ ánh sáng những ngày sau chấn thương đụng dập nhãn cầu gợi ý viêm màng bồ đào sau chấn thương. Đóng đinh hoặc khoan kim loại là nguy cơ của dị vật nội nhãn kim loại. Đau tăng khi di động nhãn cầu và mất phản xạ đồng tử gợi ý viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.

Xét nghiệm

Thường không cần xét nghiệm, trừ những trường hợp ngoại lệ (xem bảng Một số nguyên nhân gây đau mắt). Soi góc được thực hiện nếu nghi ngờ glôcôm dựa vào tăng nhãn áp. Cần làm chẩn đoán hình ảnh, thường là CT và MRI nếu nghi ngờ giả u hốc mắt hoặc viêm tổ chức hốc mắt hoặc nếu nghi ngờ viêm xoang nhưng chẩn đoán không rõ ràng trên lâm sàng. MRI thường được thực hiện khi nghi ngờ viêm thị thần kinh để phát hiện tổn thương mất myelin trong não gợi ý xơ cứng rải rác.

Có thể nuôi cấy dịch nội nhãn (dịch kính và dịch tiền phòng) nếu nghi ngờ viêm mủ nội nhãn. Có thể nuôi cấy virus để chẩn đoán xác định viêm mắt do herpes zoster hoặc viêm kết mạc herpes simplex nếu chẩn đoán không rõ ràng trên lâm sàng.

Điều trị Đau mắt

Nguyên nhân của cơn đau được điều trị. Bản thân cơn đau cũng được điều trị. Điều trị nguyên nhân cơn đau Điều trị triệu chứng đau Sử dụng giảm đau toàn thân khi cần. Đau do viêm màng bồ đào và nhiều tổn thương giác mạc cũng được giảm bớt bằng thuốc nhỏ mắt điều trị liệt mắt (ví dụ: cyclopentolate).

Những điểm chính

  • Hầu hết các chẩn đoán có thể được thực hiện bằng cách đánh giá nhãn khoa.

  • Các biện pháp phòng nhiễm khuẩn cần được duy trì khi khám bệnh nhân có đỏ mắt 2 bên.

  • Các dấu hiệu nguy hiểm quan trọng là nôn ói, nhìn thấy quầng màu, sốt, giảm thị lực, lồi mắt và hạn chế vận nhãn.

  • Đau ở mắt bị bệnh do phản ứng với ánh sáng rọi vào mắt lành khi mắt bệnh nhắm (sợ ánh sáng thực sự) gợi ý một tổn thương ở giác mạc hoặc viêm màng bồ đào.

  • Nếu gây tê tại chỗ (ví dụ như, proparacaine) làm giảm đau, nguyên nhân gây đau là có lẽ là tổn thương giác mạc.

  • Đóng đinh hoặc khoan trên kim loại là yếu tố nguy cơ của dị vật nội nhãn.