Viêm kết mạc vi rút

TheoMelvin I. Roat, MD, FACS
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 4 2023

Viêm kết mạc do virut là một nhiễm trùng kết mạc cấp tính lây lạn mạnh thường gây ra bởi adenovirus. Triệu chứng bao gồm kích ứng, sợ ánh sáng, và chảy nước mắt. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng; đôi khi nuôi cấy vi rút hoặc làm xét nghiệm miễn dịch chẩn đoán. Nhiễm trùng thường tự ổn định, nhưng các trường hợp nặng đôi khi cần corticosteroid tại chỗ.

(Xem thêm Tổng quan về Viêm kết mạc.)

Căn nguyên của Viêm kết mạc do vi rút

Viêm kết mạc có thể kèm theo cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng vi rút khác (đặc biệt là bệnh sởi, thủy đậu, rubella, và quai bị). Viêm kết mạc do vi rút khu trú mà không có biểu hiện toàn thân thường do adenovirus (lên đến 90% trường hợp viêm kết mạc do vi rút) và đôi khi enterovirus hoặc vi rút herpes simplex (1,3 đến 4,8% viêm kết mạc do virus).

Viêm kết mạc-giác mạc dịch tễ là một dạng viêm kết mạc nặng do vi rút thường do adenovirus serotypes Ad 5, 8, 11, 13, 19 và 37 gây ra. Adenovirus cũng có thể được xác định bằng kiểu gen. Kiểu gen HAdV-D có liên quan đến viêm kết mạc và HAdV-D53 và HAdV-D54 có liên quan đến viêm kết mạc thành dịch. Sốt do viêm thực quản kết mạc thường xuất phát từ chủng huyết thanh Ad 3, 4, và 7. Sự bùng phát của viêm kết mạc xuất huyết cấp, một dạng viêm kết mạc hiếm gặp liên quan đến nhiễm trùng do enterovirus 70, đã xảy ra ở Châu Phi và Châu Á. Vi rút Ebola và nhiễm trùng SARS-CoV-2 (có liên quan đến bệnh rất dễ lây lan và có khả năng gây tử vong Sốt xuất huyết EbolaCOVID-19tương ứng) có thể biểu hiện bằng xung huyết kết mạc hai bên, chảy nước mắt và các triệu chứng toàn thân. Cần thận trọng và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp khi khám bệnh nhân bị viêm kết mạc, các triệu chứng toàn thân và đi từ các vùng có nguy cơ cao.

Triệu chứng và Dấu hiệu Viêm kết mạc do vi rút

Sau giai đoạn ủ bệnh khoảng từ 5 đến 12 ngày, cương tụ kết mạc, chảy nước mắt và kích ứng mắt thường bắt đầu ở một mắt và lan nhanh sang mắt khác. Hột có thể có ở kết mạc mi. Thường có hạch to và đau. Nhiều bệnh nhân đã tiếp xúc với người bị viêm kết mạc, có nhiễm trùng đường hô hấp trên gần đây hoặc cả hai.

Trong dịch viêm kết mạc-giác mạc, bệnh nhân có thể sợ ánh sáng và cảm giác dị vật do thương tổn ở giác mạc. Có thể có phù nề kết mạc. Giả mạc do firbin, các tế bào viêm trên kết mạc sụn mi và viêm giác mạc khu trú hoặc cả hai có thể làm giảm thị lực. Ngay cả sau khi viêm kết mạc đã khỏi, có thể nhìn thấy các vết mờ dưới biểu mô giác mạc tồn dư (nhiều, hình đồng xu, đường kính 0,5 đến 1,0 mm) bằng đèn khe trong tối đa 2 năm. Sự mờ đục giác mạc đôi lúc gây ra giảm thị lực và nhìn thấy quầng màu.

Chẩn đoán Viêm kết mạc do vi rút

  • Đánh giá lâm sàng

Chẩn đoán viêm kết mạc và phân biệt giữa viêm kết mạc do vi khuẩn, vi rútkhông do nhiễm trùng (xem bảng Các đặc điểm phân biệt trong viêm kết mạc cấp tính) thường dựa trên lâm sàng; tuy nhiên, sự khác biệt giữa viêm kết mạc do vi rút và vi khuẩn có thể không chính xác vì các triệu chứng có thể chồng chéo lên nhau. Nuôi cấy mô đặc biệt là cần thiết để xem có phát triển của vi rút không nhưng hiếm khi được chỉ định. Thử nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT) và các xét nghiệm miễn dịch nhanh khác có thể hữu ích đặc biệt khi viêm nặng và phải loại trừ các chẩn đoán khác (ví dụ, viêm tổ chức hốc mắt).

Các triệu chứng giúp phân biệt giữa viêm kết mạc vi rút và vi khuẩn có thể bao gồm tiết tố bề mặt nhãn cầu, nổi hạch trước tai, và phù kết mạc trong viêm kết giác mạc dịch. Bệnh nhân sợ ánh sáng được khám sinh hiển vi kèm nhuộm giác mạc bằng fluorescein. Bệnh viêm kết giác mạc dịch có thể gây tổn thương biểu mô dạng chấm. Nhiễm khuẩn thứ phát do viêm kết mạc do vi rút là rất hiếm. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu gợi ý viêm kết mạc do vi khuẩn (ví dụ, tiết tố), nuôi cấy hoặc các xét nghiệm khác có thể hữu ích.

Bảng

Điều trị Viêm kết mạc do vi rút

  • Các biện pháp hỗ trợ

Viêm kết mạc do vi rút rất dễ lây và phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây truyền như đã mô tả trước đó.

Các bác sĩ thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây để tránh lây nhiễm:

  • Phải sát trùng tay hoặc rửa tay đúng cách (thoa đều tay, chà tay ít nhất 20 giây, rửa sạch, và lau khô bằng khăn giấy)

  • Khử trùng dụng cụ sau khi khám

Bệnh nhân nên làm những thăm dò sau đây:

  • Sử dụng chất khử trùng tay và/hoặc rửa tay kỹ sau khi chạm vào mắt hoặc dịch tiết mũi

  • Tránh chạm vào mắt không bị nhiễm trùng sau khi chạm vào mắt bị nhiễm bệnh

  • Tránh dùng chung khăn hoặc gối

  • Tránh bơi trong bể bơi

Phải làm sạch tiết tố của mắt và không băng che mắt. Trẻ nhỏ bị viêm kết mạc cần được nghỉ học ở nhà để tránh lây nhiễm.

Viêm kết mạc do vi rút thường tự ổn định, kéo dài 1 tuần trong trường hợp nhẹ đến 3 tuần trong trường hợp nặng. Thường chỉ cần chườm mát để giảm triệu chứng. Tuy nhiên, những bệnh nhân sợ ánh sáng hoặc có giảm thị lực có thể đáp ứng với corticosteroid tại chỗ (ví dụ, 1% prednisolone acetate 4 lần một ngày). Corticosteroid thường do bác sĩ mắt kê. Viêm giác mạc do Herpes simplex phải được loại trừ trước tiên (bằng cách nhuộm huỳnh quang và khám bằng đèn khe) vì corticosteroid có thể làm trầm trọng thêm bệnh. Cyclosporin tại chỗ nhìn chung ít hiệu quả hơn nhưng hữu ích nếu việc sử dụng thuốc nhỏ mắt corticosteroid bị hạn chế bởi các tác dụng phụ. Trong trường hợp nặng, bất kỳ màng giả kết mạc nào cũng cần phải được loại bỏ khi khám bằng đèn khe để làm giảm nguy cơ sẹo kết mạc và hình thành dính mí-nhãn cầu.

Những điểm chính

  • Hầu hết viêm kết mạc do vi rút là một bệnh nhiễm trùng rất dễ lây do adenovirus hoặc enterovirus gây ra.

  • Các triệu chứng giúp phân biệt giữa viêm kết mạc vi rút và vi khuẩn có thể bao gồm tiết tố bề mặt nhãn cầu, nổi hạch trước tai, và phù kết mạc trong viêm kết giác mạc dịch.

  • Chẩn đoán thường dựa vào lâm sàng.

  • Điều trị thường là chườm lạnh và các biện pháp ngăn ngừa lây lan.