Sưng mi mắt

TheoChristopher J. Brady, MD, Wilmer Eye Institute, Retina Division, Johns Hopkins University School of Medicine
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 12 2023

Sưng mí mắt có thể ở một bên hoặc hai bên. Nó có thể không có triệu chứng hoặc kèm theo ngứa hoặc đau.

Căn nguyên của sưng nề mi mắt

Sưng nề mi mắt có nhiều nguyên nhân (xem bảng Nguyên nhân gây sưng nề mi mắt). Thường là kết quả của bệnh lý mi mắt nhưng có thể là kết quả của các bệnh lý trong và quanh hốc mắt hoặc từ các bệnh toàn thân gây phù.

Các nguyên nhân phổ biến nhất liên quan đến dị ứng gồm

Chắp thường gây ra sưng khu trú ở một mi mắt.

Các nguyên nhân nguy hiểm nhất là viêm tổ chức hốc mắthuyết khối xoang hang (hiếm).

Ngoài các rối loạn được liệt kê trong bảng Một số nguyên nhân gây sưng mí mắt, sưng mí mắt có thể do những nguyên nhân sau:

  • Bệnh của mi mắt không gây sưng nề trừ khi ở giai đoạn tiến triển (ví dụ u mi bao gồm ung thư tuyến vẩy và u hắc tố ác tính)

  • Các bệnh lý gây sưng mi nhưng xuất phát từ các cấu trúc kế cận nhưng không thuộc về mi mắt (ví dụ viêm túi lệ, viêm lệ đạo)

  • Các bệnh lý gây sưng nhưng không phải là biểu hiện trực tiếp (ví dụ vỡ nền sọ, bỏng, chấn thương, hậu phẫu)

Bảng
Bảng

Đánh giá sưng nề mi mắt

Lịch sử

Bệnh sử của bệnh hiện tại cần phải xác định thời gian sưng bao lâu, một hay hai mắt, và liệu nó đã từng có trước chấn thương hay không (bao gồm cả côn trùng cắn). Các triệu chứng đi kèm quan trọng để xác định bao gồm ngứa, đau, nhức đầu, thay đổi thị lực, sốt, và chảy mắt.

Đánh giá toàn trạng nên tìm kiếm các triệu chứng của các nguyên nhân có thể, bao gồm chảy nước mũi, ngứa, phát ban, và khò khè (phản ứng dị ứng toàn thân); nhức đầu, nghẹt mũi, và chảy mũi (viêm xoang); đau răng (nhiễm trùng nha khoa); khó thở, khó thở khi nằm, và rối loạn giấc ngủ ban đêm đột ngột (suy tim); không chịu được lạnh và thay đổi kết cấu da (suy giáp); và không dung nạp được nhiệt, lo lắng, và sụt cân (cường giáp).

Bệnh sử trước đây nên bao gồm chấn thương hoặc phẫu thuật mắt gần đây; bệnh tim, gan, thận hoặc tuyến giáp đã biết; và dị ứng hoặc tiếp xúc với các chất gây dị ứng có thể xảy ra. Tiền sử dùng thuốc đặc biệt nên bao gồm việc sử dụng thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE).

Khám thực thể

Cần đánh giá các dấu hiệu toàn trạng gồm sốt và nhịp nhanh.

Kiểm tra mắt cần đánh giá vị trí và màu sắc của vết sưng (đỏ hoặc nhợt nhạt), bao gồm cả vết sưng ở một hoặc cả hai mí mắt của một mắt; nó có hiện diện hay một hoặc cả hai mí mắt ở cả hai mắt; và liệu nó ấn đau, ấm hay cả hai bên không. Người khám nên quan sát xem dấu hiệu đó có biểu hiện phù nề mí mắt, lồi nhãn cầu (lồi mắt) hay cả hai. Khám mắt cần lưu ý thị lực và vận nhãn. Những khám nghiệm này sẽ khó thực hiện khi phù mi nhiều nhưng rất quan trọng vì các bất thường thị lực và vận nhãn có thể gợi ý một bất thường của hốc mắt hoặc sau nhãn cầu hơn là bệnh lý mi mắt đơn thuần. Có thể phải cần một người phụ để vành mi của bệnh nhân. Khám cương tụ kết mạc và xuất tiết kết mạc. Khám tổn thương mi mắt và mắt trên sinh hiển vi.

Khám toàn trạng nên đánh giá dấu hiệu ngộ độc, các dấu hiệu gợi ý nhiễm trùng nặng và các dấu hiệu gợi ý nguyên nhân gây bệnh. Da mặt được kiểm tra về độ khô và vẩy (gợi ý nhược giáp) và mỡ nhờn hoặc các dấu hiệu khác của viêm da tiết bã. Các vùng cực và vùng trước cùng được kiểm tra xem có phù nề không, điều mà gợi ý có thể có một nguyên nhân mang tính hệ thống toàn thân. Nếu nghi ngờ có một nguyên nhân toàn thân, hãy xem chủ đề Phù nề để thảo luận thêm về việc đánh giá.

Các dấu hiệu cảnh báo

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Sốt

  • Mất thị lực

  • Hạn chế vận nhãn

  • Lồi mắt

Giải thích các dấu hiệu

Một số triệu chứng giúp phân biệt giữa các loại bệnh. Đầu tiên cần phân biệt giữa viêm hoặc nhiễm trùng và dị ứng hoặc quá tải tuần hoàn. Đau, đỏ, nóng, và cứng gợi ý tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng. Không đau, sưng nhạt màu gợi ý phù mạch. Ngứa cho thấy có phản ứng dị ứng, và không có ngứa gợi ý bệnh tim hoặc thận.

Sưng khu trú ở một mi mắt không kèm theo các dấu hiệu khác thì thường là bệnh lành tính. Cần nghi ngờ một bệnh lý trầm trọng khi có khối sưng của mi mắt ở một hoặc hai mắt. Các dấu hiệu viêm, lồi mắt, mất thị lực, và hạn chế vận nhãn gợi ý một tình trạng bệnh lý của hốc mắt (ví dụ viêm tổ chức hốc mắt,huyết khối xoang hang) có thể đẩy lồi nhãn cầu ra ngoài và ảnh hưởng đến thần kinh hoặc cơ. Những triệu chứng gợi ý cụ thể khác được liệt kê trong bảng Một Số Nguyên Nhân Gây Sưng Mí Mắt.

Xét nghiệm

Trong hầu hết các trường hợp, chẩn đoán dựa vào lâm sàng và không cần làm xét nghiệm. Nếu nghi ngờ viêm tổ chức hốc mắt hoặc huyết khối xoang hang cần hoàn thiện chẩn đoán và có hướng điều trị các nhanh càng tốt. Nên chụp CT hoặc MRI ngay. Nếu nghi ngờ bệnh tim, gan, thận hoặc tuyến giáp, cần làm các xét nghiệm đánh giá chức năng và các chẩn đoán hình ảnh phù hợp với cơ quan bộ phận đó.

Điều trị sưng nề mi mắt

Điều trị hướng trực tiếp vào bệnh lý nền. Không có điều trị đặc hiệu cho chứng sưng.

Những điểm chính

  • Lồi mắt kèm theo giảm thị lực hoặc hạn chế vận nhãn gợi ý viêm tổ chức hốc mắt hoặc huyết khối xoang hang. Cần hoàn thiện chẩn đoán và có hướng điều trị càng nhanh càng tốt.

  • Các bệnh lý mi mắt nên được chẩn đoán phân biệt với bệnh hốc mắt và bệnh toàn thân gây phù mi.