Đau nhiều khớp

TheoAlexandra Villa-Forte, MD, MPH, Cleveland Clinic
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 2 2023

Khớp có thể chỉ bị đau đơn thuần (đau khớp) hoặc cũng có thể bị viêm (viêm khớp). Viêm khớp thường có các triệu chứng như nóng, sưng (tùy thuộc vào dịch trong ổ khớp) và thường không đỏ. Đau có thể xảy ra chỉ khi vận động hoặc cũng có thể xảy ra khi nghỉ ngơi. Đôi khi triệu chứng được bệnh nhân mô tả là đau khớp lại do một nguyên nhân khác ngoài khớp (ví dụ, cấu trúc cạnh khớp hoặc xương).

Đau nhiều khớp (đau đa khớp) liên quan đến nhiều khớp (cũng thấy đau ở một khớp). Các bệnh gây tổn thương nhiều khớp có thể ảnh hưởng tới các khớp khác nhau tại các thời điểm khác nhau. Trường hợp tổn thương nhiều khớp, sự khác biệt dưới đây có thể giúp phân biệt giữa các bệnh lý khác nhau, đặc biệt là viêm khớp:

  • Vài khớp: ≤ 4 khớp

  • Đa khớp: Tổn thương > 4 khớp

Sinh lý bệnh của đau nhiều khớp

Đau tại khớp do các cấu trúc bên trong ổ khớp. Đau cạnh khớp do các cấu trúc xung quanh ổ khớp (ví dụ như gân, dây chằng, bao thanh dịch, cơ).

Đau nhiều khớp do nguyên nhân tại khớp có thể gặp trong các trường hợp sau:

Màng hoạt dịch và bao khớp là những nguyên nhân chính gây đau trong ổ khớp. Màng hoạt dịch là vị trí chính bị viêm (viêm màng hoạt dịch). Đau nhiều khớp mà không có tình trạng viêm có thể là do khớp dẻo, tăng biên độ vận động cùng với chấn thương quá mức như trong hội chứng người dẻo.

Viêm đa khớp có thể ảnh hưởng tới nhiều khớp ngoại biên, các khớp trục (ví dụ, khớp cùng chậu, khớp liên mấu, đĩa đệm đốt sống, khớp sườn cột sống), hoặc cả hai.

Căn nguyên của đau ở nhiều khớp

Viêm vài khớp và viêm đa khớp ngoại vi thường gặp trong các bệnh nhiễm trùng hệ thống (ví dụ, virus) hoặc bệnh lý viêm (ví dụ, viêm khớp dạng thấp) hơn là viêm một khớp. Nguyên nhân cụ thể có thể được xác định ([XRef] và (xem bảng Một số nguyên nhân gây đau ở ≥ 5 khớpMột số nguyên nhân gây đau ở ≤ 4 khớp); tuy nhiên, đôi khi có trường hợp viêm khớp là thoáng qua và tự khỏi trước khi được chẩn đoán rõ ràng. Tổn thương cột sống gợi ý bệnh lý khớp và cột sống huyết thanh âm tính (còn gọi là bệnh lý khớp và cột sống do viêm) nhưng cũng có thể xảy ra gặp ở viêm khớp dạng thấp (ảnh hưởng đến cột sống cổ nhưng không gây tổn thương ở cột sống thắt lưng).

Viêm đa khớp cấp tính thường xảy ra do:

Viêm đa khớp mạn tính ở người lớn thường là do:

Đau nhiều khớp không do viêm ở người lớn thường là do:

Đau nhiều khớp mạn tính ở người lớn thường do viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp.

Đau nhiều khớp mạn tính ở trẻ em thường gặp nhất là do:

Bảng
Bảng
Bảng
Bảng

Đánh giá đau ở nhiều khớp

Đánh giá nguyên nhân gây ra các triệu chứng là tại khớp, cạnh khớp hay cả hai và có tình trạng viêm hay không. Cần tìm kiếm các triệu chứng ngoài khớp có thể gợi ý các bệnh lý viêm hệ thống cụ thể, đặc biệt tình trạng viêm khớp cũng cần được tìm và đánh giá.

Lịch sử

Bệnh sử của bệnh hiện tại hỏi các đặc điểm của đau khớp, triệu chứng liên quan và các triệu chứng toàn thân. Các đặc điểm quan trọng tại khớp là mức độ khởi phát (ví dụ, đột ngột hay từ từ), diễn biến theo thời gian (ví dụ, thay đổi ngày đêm, liên tục hay ngắt quãng), thời gian (ví dụ, cấp tính hoặc mạn tính) và các yếu tố làm nặng lên hoặc giảm đi (như nghỉ ngơi, vận động). Cần hỏi bệnh nhân một cách cụ thể về quan hệ tình dục không an toàn (gợi ý nguy cơ về viêm khớp nhiễm khuẩn do lậu cầu) và các vết côn trùng cắn hoặc sống hoặc di chuyển đến vùng bệnh dịch Lyme.

Khám toàn thân để phát hiện các triệu chứng ngoài khớp có thể gợi ý các bệnh lý cụ thể (xem bảng Một số nguyên nhân gây đau ở ≥ 5 khớp, Một số nguyên nhân gây đau ở ≤ 4 khớp, và Một số phát hiện gợi ý trong đau khớp đa khớp).

Tiền sử bệnh trước đây và tiền sử gia đình cần xác định các bệnh lý viêm hệ thống và các bệnh có thể gây ra các triệu chứng tại khớp [XRef] và (xem bảng Một số nguyên nhân gây đau ở ≥ 5 khớpMột số nguyên nhân gây đau ở ≤ 4 khớp). Một số bệnh lý viêm hệ thống có liên quan nhiều tới yếu tố di truyền của gia đình.

Khám thực thể

Khám thực thể một cách toàn diện và hợp lý, đánh giá tất cả các cơ quan chính (ví dụ, da và móng, mắt, sinh dục, niêm mạc, tim, phổi, bụng, mũi, cổ, hạch lympho, và hệ thần kinh) cũng như là hệ thống cơ xương khớp. Các dấu hiệu quan trọng được xem xét về sốt.

Khám vùng đầu cần chú ý các dấu hiệu viêm ở mắt (ví dụ, viêm màng bồ đào, viêm kết mạc) và các tổn thương mũi hoặc miệng. Khám da để phát hiện các tổn thương da, phát ban (như: tụ máu, loét da, mảng vảy nến, xuất huyết, ban cánh bướm). Đánh giá gan, lách, hạch to.

Khám tim phổi cần chú ý các dấu hiệu gợi ý viêm màng phổi, màng tim, hoặc các tổn thương van tim (ví dụ, tiếng thổi, tiếng cọ màng tim, tiếng tim mờ, rì rào phế nang phổi giảm hai đáy phổi trong trường hợp tràn dịch màng phổi).

Khám bộ phận sinh dục cần chú ý tình trạng xuất tiết dịch, các vết loét, hoặc các dấu hiệu khác liên quan tới các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Khám cơ xương khớp đầu tiên cần phân biệt đau tại khớp, cạnh khớp, mô liên kết khác hay đau cơ. Khám khớp đánh giá tình trạng biến dạng khớp, đỏ, sưng, hoặc tràn dịch và sau đó sờ để phát hiện tràn dịch khớp, nóng và tìm điểm đau. Đánh giá biên độ vận động thụ động và chủ động. Tiếng lục cục có thể cảm nhận được khi gấp và/hoặc duỗi khớp. So sánh với khớp đối diện không bị tổn thương thường giúp phát hiện các tổn thương không rõ ràng. Trong quá trình khám cần chú ý các khớp bị tổn thương là đối xứng hay không đối xứng. Các khớp đau có thể bị ép mà khi không gấp hay duỗi khớp.

Các cấu trúc ngoài khớp cũng cần được thăm khám như gân, bao thanh dịch, hoặc dây chằng, như khám thấy khối mềm, khu trú tại vị trí của bao thanh dịch (viêm bao thanh dịch) hoặc ấn đau tại vị trí bám của gân (viêm gân).

Các dấu hiệu cảnh báo

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Khớp nóng, sưng, đau và ban đỏ

  • Bất kỳ triệu chứng ngoài khớp nào (ví dụ: sốt, rét run, phát ban, ớn lạnh, mảng da hoặc rỗ móng, loét niêm mạc, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, tiếng thổi, ban xuất huyết, sụt cân)

Giải thích các dấu hiệu

Đặc điểm quan trọng đầu tiên cần xác định, chủ yếu dựa vào khám lâm sàng một cách cẩn thận là vị trí đau là tại ổ khớp, các cấu trúc cạnh khớp (ví dụ, xương, gân, bao thanh dịch, cơ) hay cả hai (như trong bệnh gút), hoặc các cấu trúc khác. Đau hoặc sưng tại một phía của ổ khớp hoặc cách xa diện khớp gợi ý nguyên nhân ngoài khớp (như gân hoặc bao thanh dịch); đau khu trú tại diện khớp hoặc lan tỏa tại khớp gợi ý nguyên nhân tại khớp. Ép khớp mà không gấp hay duỗi khớp thường không gây đau ở bệnh nhân viêm gân hoặc viêm bao thanh dịch nhưng thường khá đau ở bệnh nhân viêm khớp. Đau tăng lên khi vận động chủ động nhưng không tăng khi vận động thụ động có thể gợi ý tình trạng viêm gân hoặc viêm bao thanh dịch (ngoài khớp); trường hợp viêm tại khớp thường hạn chế nhiều các động tác vận động chủ động và thụ động.

Đặc điểm quan trọng khác cần xác định là khớp có bị viêm hay không. Đau khi nghỉ và khi bắt đầu vận động gợi ý tình trạng viêm khớp, trong khi đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi gợi ý các bệnh lý cơ học hoặc không viêm (ví dụ, thoái hóa khớp). Hiện tượng nóng, đỏ cũng gợi ý tình trạng viêm nhưng những dấu hiệu này thường không nhạy, do đó khi không có những dấu hiệu này cũng không thể loại trừ được tình trạng viêm.

Các dấu hiệu lâm sàng về thời gian cứng khớp, cứng khớp sau một thời gian dài bất động (hiện tượng đông cứng), sưng khớp không do chấn thương và sốt hoặc sút cân gợi ý bệnh lý viêm hệ thống có liên quan tới các khớp. Đau lan tỏa, mơ hồ và ảnh hưởng tới các cấu trúc cơ mà không có các dấu hiệu gợi ý tình trạng viêm đau cơ xơ hóa.

Mô hình liên quan đến khớp giúp thiết lập chẩn đoán. Có đối xứng hai bên hay không cũng là một dấu hiệu. Các khớp bị bệnh có xu hướng đối xứng hai bên trong viêm khớp dạng thấp, trong khi các khớp không đối xứng thường gặp hơn trong viêm khớp vẩy nến, bệnh gútviêm khớp phản ứng hay viêm khớp do bệnh lý đường ruột.

Kiểm tra các khớp bàn tay có thể cho kết quả khác (xem bảng Một số dấu hiệu gợi ý trong đau đa khớp) giúp phân biệt viêm xương khớp với viêm khớp dạng thấp (xem bảng Các đặc điểm khác biệt của bàn tay trong viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp) hoặc có thể gợi ý các rối loạn khác.

Đau cột sống và khớp ngoại vi gợi ý bệnh lý khớp và cột sống huyết thanh âm tính (viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vẩy nến, hay viêm khớp do bệnh lý đường ruột) nhưng cũng có thể gặp trong viêm khớp dạng thấp (thường đau cột sống cổ). Viêm vài khớp mới xuất hiện và đau cột sống thắt lưng thường gặp trong bệnh lý khớp và cột sống huyết thanh âm tính nếu bệnh nhân có tiền sử gia đình có bệnh tương tự. Mắt đỏ, đau và đau cột sống thắt lưng gợi ý viêm cột sống dính khớp. Tiền sử vảy nến ở bệnh nhân khởi phát viêm vài khớp gợi ý nhiều tới viêm khớp vảy nến.

Bảng
Bảng
Bảng
Bảng

Xét nghiệm

Các xét nghiệm đặc biệt cần thiết gồm:

  • Chọc hút dịch khớp

  • tốc độ lắng hồng cầu tự nhiên (ESR) và protein phản ứng C

  • Xét nghiệm huyết thanh học

  • Trong bệnh viêm khớp mạn tính, chụp X-quang và/hoặc siêu âm

Chọc hút dịch khớp làm xét nghiệm là bắt buộc ở hầu hết các bệnh nhân tràn dịch mới xuất hiện để loại trừ nhiễm khuẩn và tìm tinh thể (xem bảng Cách thực hiện chọc dịch khớp). Nó cũng giúp phân biệt giữa bệnh lý viêm và không viêm. Xét nghiệm dịch khớp bao gồm đếm số lượng các loại bạch cầu, nhuộm Gram và nuôi cấy, soi tìm tinh thể sử dụng kính hiển vi phân cực. Việc phát hiện các tinh thể trong dịch khớp khẳng định chẩn đoán viêm khớp do tinh thể nhưng không loại trừ được viêm khớp nhiễm khuẩn kèm theo. Dịch khớp không viêm (ví dụ, số lượng bạch cầu < 1000/mcL [< 1 × 109/L]) gợi ý nhiều tới thoái hóa khớp hoặc chấn thương. Dịch có hồng cầu phù hợp với chọc dịch khớp ra dịch máu. Số lượng bạch cầu tăng cao trong dịch khớp (ví dụ, > 50.000/mcL [> 50 × 109/L]) trong viêm khớp nhiễm khuẩn và viêm khớp do tinh thể. Số lượng bạch cầu trong dịch khớp ở các bệnh lý viêm hệ thống gây viêm đa khớp thường dao động từ khoảng 1.000 tới 50.000/mcL (1 và 50 × 109/L).

Trường hợp không xác định được chẩn đoán cụ thể dựa vào tiền sử và lâm sàng, có thể cần phải làm thêm các xét nghiệm bổ sung. Máu lắng và CRP có thể giúp xác định có viêm khớp hay không. Máu lắng và CRP tăng gợi ý tình trạng viêm nhưng không đặc hiệu, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Các dấu hiệu đặc hiệu hơn nếu các giá trị tăng trong đợt cấp và trở lại bình thường giữa các đợt bệnh cấp tính.

Khi chẩn đoán lâm sàng nghi ngờ bệnh lý viêm hệ thống, các xét nghiệm huyết thanh có thể hỗ trợ chẩn đoán bao gồm kháng thể kháng nhân (ANA), DNA chuỗi kép (dsDNA), yếu tố dạng thấp (RF), kháng thể kháng cyclic citrullinated peptide (anti-CCP), và các kháng thể kháng bào tương của bạch cầu đoạn trung tính (ANCA). Các xét nghiệm chuyên sâu chỉ được chỉ định để hỗ trợ chẩn đoán các bệnh nhất định như lupus ban đỏ hệ thống, viêm mạch liên quan với ANCA, hoặc viêm khớp dạng thấp.

Trường hợp viêm khớp mạn tính, X-quang và/hoặc siêu âm đặc biệt cần thiết để tìm các dấu hiệu của tổn thương khớp. Siêu âm khớp có nhiều ưu điểm hơn chụp X-quang, bao gồm cho phép xác định rõ hơn chất lỏng xung quanh khớp, hình dung gân và các cấu trúc quanh khớp khác trong quá trình khám sức khỏe và hướng dẫn chọc hút dịch khớp và tiêm khớp.

Các xét nghiệm khác có thể được chỉ định tùy từng trường hợp cụ thể (xem bảng Một số nguyên nhân gây đau ở ≥ 5 khớpMột số nguyên nhân gây đau ở ≤ 4 khớp).

Điều trị đau nhiều khớp

Ở những bệnh nhân bị đau khớp, bệnh nền được điều trị bất cứ khi nào có thể.

Điều trị các bệnh lý viêm hệ thống sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hay kháng sinh tùy thuộc vào chẩn đoán.

Triệu chứng viêm khớp thường được điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Acetaminophen an toàn hơn trong điều trị triệu chứng đau không do viêm.

Cố định khớp bằng nẹp hoặc băng ép đôi khi cũng có thể giảm đau. Liệu pháp chườm nóng hoặc lạnh có thể làm giảm đau trong các bệnh lý khớp viêm. Viêm đa khớp mạn tính có thể dẫn tới bất động khớp và teo cơ thứ phát, do đó cần khuyến khích bệnh nhân duy trì các hoạt động thể chất.

Các điểm thiết yếu ở người cao tuổi: Đau khớp

Thoái hóa khớp là nguyên nhân thường gặp nhất của đau khớp ở người lớn tuổi.

Viêm khớp dạng thấp thường bắt đầu từ 30 tuổi đến 40 tuổi, nhưng có tới 1/3 số bệnh nhân phát triển bệnh sau 60 tuổi.

Vì ung thư có thể gây viêm đa khớp cận ung thư, ung thư cần phải được nghĩ đến ở người cao tuổi nghi ngờ viêm khớp dạng thấp khởi phát mới, đặc biệt là nếu khởi phát cấp tính, nếu chi dưới bị ảnh hưởng chủ yếu hoặc nếu có ấn đau ở xương.

Đau cơ dạng thấp cũng cần được nghĩ tới ở những bệnh nhân > 50 tuổi có biểu hiệu đau và cứng khớp háng và khớp vai, ngay cả trên những bệnh nhân viêm các khớp ngoại vi (thường gặp nhất là hai bàn tay).

Bệnh gút ở phụ nữ lớn tuổi có khuynh hướng là khớp gian đốt ngón xa (DIP) của bàn tay.

Những điểm chính

  • Để chẩn đoán phân biệt trong trường hợp đau nhiều khớp cần chú ý tới số lượng khớp đau, khớp có viêm hay không, có đối xứng hai bên không, có các triệu chứng và dấu hiệu ngoài khớp không.

  • Viêm đa khớp mạn tính ở trẻ nhỏ thường gặp nhất là viêm khớp tự phát thiếu niên và đau nhiều khớp mạn tính thường gặp nhất ở người lớn là thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.

  • Viêm đa khớp cấp tính thường gặp nhất trong các trường hợp do nhiễm khuẩn, gút, hoặc đợt cấp của một bệnh lý viêm hệ thống.

  • Chọc hút dịch làm xét nghiệm là bắt buộc trong hầu hết các trường hợp tràn dịch mới xuất hiện để loại trừ nhiễm khuẩn, chẩn đoán bệnh khớp do tinh thể và giúp phân biệt giữa một bệnh lý khớp viêm và không viêm.