Đau vùng bìu

TheoGeetha Maddukuri, MD, Saint Louis University
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 12 2022

Đau bìu có thể xảy ra ở nam giới ở bất kỳ độ tuổi nào, từ sơ sinh đến người cao tuổi.

Căn nguyên của đau bìu

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bìu bao gồm

Có một số nguyên nhân ít gặp hơn (Xem bảng: Một số nguyên nhân đau bìu). Tuổi,đặc điểm khởi phát triệu chứng, và các dấu hiệu khác có thể giúp xác định nguyên nhân.

Bảng
Bảng

Đánh giá đau bìu

Cần đánh giá, chẩn đoán và điều trị nhanh chóng vì xoắn tinh hoàn nếu không được điều trị kịp thời có thể phải cắt bỏ tinh hoàn.

Lịch sử

Tiền sử của bệnh hiện tại nên xác định vị trí (một bên hay hai bên), khởi phát (cấp tính hay bán cấp), và thời gian xuất hiện đau. Các triệu chứng liên quan quan trọng bao gồm sốt, tiểu buốt, chảy mủ dương vật và sự hiện diện của khối u. Bệnh nhân nên được hỏi về các biến cố trước đó, bao gồm chấn thương, can thiệp vào vùng bìu, và hoạt động tình dục.

Khám toàn diện tìm kiếm các triệu chứng của các bệnh lý căn nguyên, bao gồm ban da, đau bụng, và đau khớp (viêm mạch liên quan IgA [Ban xuất huyết Henoch-Schönlein]); khối vùng bìu thay đổi kích thước, sưng phồng vùng háng, hoặc cả hai (thoát vị bẹn); sốt và sưng tuyến nước bọt mang tai (viêm tinh hoàn do quai bị); và đau vùng hông lưng hoặc đái máu (sỏi thận).

Tiền sử bệnh trước đây nên xác định các bệnh lý đã biết có thể gây ra đau lan truyền,thoát vị, phình động mạch chủ bụng, sỏi thận, và các yếu tố nguy cơ cho các bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm bệnh đái tháo đường và bệnh mạch máu ngoại vi (hoại thư Fournier).

Khám thực thể

Khám thực thể bắt đầu bằng khám dấu hiệu sinh tồn và đánh giá mức độ đau. Khám lâm sàng nên tập trung vào vùng bụng, vùng bẹn và bộ phận sinh dục.

Khám bụng để phát hiện dấu hiệu đau khi sờ nắn và các khối ở khu vực này (bao gồm cầu bàng quang). Vùng hông lưng được tác động lực để làm nghiệm pháp vỗ hông lưng.

Vùng bẹn và bộ phận sinh dục nên được khám khi bệnh nhân đứng. Vùng bẹn được kiểm tra và sờ nắn nhằm phát hiện bệnh hạch bạch huyết, tình trạng sưng nề, hoặc ban đỏ. Kiểm tra dương vật cần lưu ý những vết loét, chảy dịch niệu đạo, vết xước và hình xăm (Là đường vào của vi khuẩn gây nhiễm trùng). Khám vùng bìu nên chú ý đến sự bất đối xứng, sưng tấy, đỏ da hoặc đổi màu da, và vị trí của tinh hoàn (nằm ngang hay dọc, cao hay thấp). Phản xạ da bìu nên được kiểm tra ở 2 bên. Hai bên tinh hoàn, mào tinh hoàn, và thừng tinh nên được sờ nắn để kiểm tra có sưng nề và đau hay không. Nếu có tinh hoàn sưng, vùng sưng cần được chiếu sáng để giúp xác định xem khối đó là nang hay khối đặc.

Các dấu hiệu cảnh báo

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Đau khởi phát đột ngột; đau khi sờ vào một cách kín đáo; và một bên tinh hoàn treo cao hơn bên kia, tinh hoàn nằm ngang (xoắn tinh hoàn)

  • Khối vùng bẹn hoặc bìu không thay đổi kích thước với triệu chứng đau nhiều, nôn mửa, và bí đại tiện (thoát vị bẹn nghẹt)

  • Sung huyết vùng bìu hoặc tầng sinh môn, hoại tử hoặc tổn thương phồng rộp da, và triệu chứng nhiễm độc (hoại thư Fournier)

  • Cơn đau khởi phát đột ngột, hạ huyết áp, mạch yếu, da nhợt nhạt, chóng mặt, và ý thức lơ mơ (vỡ phình động mạch chủ bụng)

Giải thích các dấu hiệu

Trọng tâm là phải phân biệt được các nguyên nhân cần được điều trị ngay lập tức với các nguyên nhân khác. Các dấu hiệu lâm sàng cung cấp các thông tin quan trọng (Xem bảng: Một số nguyên nhân đau bìu).

Vỡ phồng động mạch chủ và hoại thư Fournier thường xảy ra chủ yếu ở bệnh nhân > 50 tuổi; các bệnh lý khác đòi hỏi phải điều trị cấp cứu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, xoắn tinh hoàn phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ sau tuổi dậy thì, xoắn mấu phụ tinh hoàn thường xảy ra ở trẻ trai trước tuổi dậy thì (từ 7 đến 14 tuổi), và viêm mào tinh hoàn phổ biến nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên và người lớn.

Đau khởi phát đột ngột và dữ dội thường gợi ý xoắn tinh hoàn hoặc sỏi thận. Đau do viêm mào tinh hoàn, thoát vị bẹn nghẹt hoặc viêm ruột thừa thường khởi phát từ từ. Xoắn mấu phụ tinh hoàn gây đau vừa phải, tiến triển trong vài ngày; đau khu trú ở cực trên tinh hoàn. Đau hai bên tinh hoàn gợi ý tình trạng viêm nhiễm (ví dụ như viêm tinh hoàn, đặc biệt nếu kèm theo sốt và các triệu chứng nhiễm virut) hoặc tình trạng đau lan. Đau vùng hông lưng lan đến bìu gợi ý nguyên nhân sỏi thận, hoặc ở nam giới > 55 tuổi, phình động mạch chủ bụng.

Các dấu hiệu bình thường khi kiểm tra vùng bìu và tầng sinh môn gợi ý nguyên nhân đau lan. Tiếp đó phải chú ý đến các bệnh lý ngoài vùng bìu, đặc biệt là viêm ruột thừa, sỏi thận, và ở nam giới > 55 tuổi, phình động mạch chủ bụng.

Những dấu hiệu bất thường vùng bìu và tầng sinh chậu thường gợi ý một nguyên nhân nào đó. Đôi khi, ở giai đoạn sớm của viêm mào tinh hoàn, đau khi sờ nắn và cảm giác cứng chắc chỉ khu trú ở mào tinh hoàn; tinh hoàn bị treo lên cao, nằm ngang nhưng mào tinh hoàn không sưng nề khi xoắn tinh hoàn giai đoạn sớm. Tuy nhiên,cả tinh hoàn và mào tinh hoàn đều phù nề, lại có phù bìu thì không thể phân biệt viêm mào tinh hoàn với xoắn tinh hoàn bằng cách sờ nắn. Tuy nhiên, phản xạ da bìu không còn trong xoắn tinh hoàn, cũng như những dấu hiệu của một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI-ví dụ như chảy mủ niệu đạo); sự xuất hiện của cả hai dấu hiệu này (còn phản xạ da bìu, chảy mủ niệu đạo) gợi ý khả năng viêm mào tinh hoàn.

Đôi khi, khối vùng bìu gây ra bởi khối thoát vị có thể sờ thấy trong ống bẹn; trong các trường hợp khác, thoát vị có thể khó phân biệt được với sưng tinh hoàn.

Tình trạng sưng đỏ, đau vùng bìu cùng với không có sưng đau tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn cần nghi ngờ nhiễm trùng viêm mô tế bào hoặc hoại thư Fournier giai đoạn sớm.

Ban do viêm mạch, đau bụng, và đau khớp là những triệu chứng phù hợp với hội chứng viêm mạch hệ thống như IgA liên quan đến viêm mạch hoặc viêm nút quanh động mạch.

Xét nghiệm

Xét nghiệm thường được thực hiện.

  • Xét nghiệm nước tiểu và nuôi cấy nước tiểu (tất cả bệnh nhân)

  • Xét nghiệm các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục - STI (tất cả các bệnh nhân có phân tích nước tiểu dương tính, tiết dịch, hoặc tiểu buốt)

  • Siêu âm Doppler màu để loại trừ xoắn tinh hoàn (nếu nguyên nhân chưa rõ ràng)

  • Các xét nghiệm khác được thực hiện dựa trên các dấu hiệu lâm sàng gợi ý (Xem bảng Một số nguyên nhân đau bìu).

Luôn phải làm xét nghiệm nước tiểu và nuôi cấy nước tiểu. Các triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu (ví dụ tiểu mủ, vi khuẩn niệu) gợi ý viêm mào tinh hoàn. Bệnh nhân có các dấu hiệu gợi ý nhiễm trùng đường niệu và chảy dịch niệu đạo hoặc tiểu buốt cần phải được kiểm tra các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục cũng như các nguyên nhân vi khuẩn khác gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Chẩn đoán kịp thời xoắn tinh hoàn là rất quan trọng. Nếu các triệu chứng gợi ý nhiều về xoắn tinh hoàn, phẫu thuật thăm dò cần tiến hành ngay lập tức hơn là đi làm các xét nghiệm chẩn đoán. Nếu các triệu chứng lâm sàng còn nghi ngờ và không tìm được nguyên nhân rõ ràng của đau bìu cấp tính, siêu âm Doppler màu nên được chỉ định. Nếu siêu âm Doppler không có sẵn, xạ hình tinh hoàn có thể được sử dụng nhưng có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp hơn.

Điều trị đau bìu

Điều trị theo nguyên nhân và có thể bao gồm từ phẫu thuật cấp cứu (xoắn tinh hoàn) cho đến nghỉ ngơi tại giường (xoắn mấu phụ tinh hoàn). Nếu có biểu hiện xoắn tinh hoàn, thường cần phải phẫu thuật sớm (< 12 giờ sau khi có biểu hiện). Phẫu thuật chậm có thể dẫn đến nhồi máu tinh hoàn, tổn thương tinh hoàn lâu dài, hoặc phải cắt bỏ tinh hoàn. Phẫu thuật tháo xoắn của tinh hoàn sẽ làm giảm đau ngay lập tức, và đồng thời cố định cả 2 tinh hoàn vào bìu sẽ phòng ngừa xoắn tinh hoàn tái diễn.

Thuốc giảm đau, như morphine hoặc các thuốc opioid khác, được chỉ định để giảm đau cấp tính. Kháng sinh được chỉ định trong trường hợp viêm mào tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn nhiễm khuẩn.

Các điểm thiết yếu ở người cao tuổi: Đau vùng bìu

Xoắn tinh hoàn là hiếm gặp ở những người đàn ông lớn tuổi, khi xuất hiện biểu hiện thường không điển hình và do đó chẩn đoán thường bị chậm trễ. Viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, và chấn thương là thường gặp ở người già. Đôi khi, thoát vị bẹn, thủng đại tràng, hoặc đau quặn thận có thể gây đau bìu ở người cao tuổi.

Những điểm chính

  • Luôn phải chú ý đến xoắn tinh hoàn ở bệnh nhân đau bìu cấp tính, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên; chẩn đoán nhanh chóng, chính xác là rất cần thiết.

  • Các nguyên nhân phổ biến khác gây đau bìu bao gồm xoắn mấu phụ tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn.

  • Siêu âm Doppler màu thường được thực hiện khi chẩn đoán không rõ ràng.

  • Các dấu hiệu bình thường khi kiểm tra vùng bìu và tầng sinh môn gợi ý nguyên nhân đau lan.