Chảy dịch tai

TheoDavid M. Kaylie, MS, MD, Duke University Medical Center
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 12 2022

Chảy dịch tai (otorrhea) là chảy dịch hoặc mủ ra ngoài ống tai. Nó có thể là dịch, dịch nhày, hoặc mủ. Các triệu chứng liên quan có thể bao gồm đau tai, sốt, ngứa, chóng mặt, ù tai, và nghe kém.

Nguyên nhân gây Chảy dịch tai

Nguyên nhân chảy dịch tai có thể xuất phát từ ống tai, tai giữa, hoặc nền sọ. Một số nguyên nhân có xu hướng biểu hiện cấp tính do mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hoặc các điều kiện liên quan. Một số khác thường biểu hiện đau ít hơn, mãn tính, nhưng có những đợt cấp (xem bảng Một số nguyên nhân gây đau tai).

Nhìn chung, các nguyên nhân phổ biến nhất là

Nguyên nhân nghiêm trọng nhất là viêm ống tai ngoài hoại tử và ung thư tai.

Bảng
Bảng

Đánh giá Chảy dịch tai

Lịch sử

Bệnh sử của các bệnh hiện nay ở bệnh nhân bị chảy dịch tai nên bao gồm thời gian của các triệu chứng và các triệu chứng có tái phát không. Các triệu chứng quan trọng bao gồm đau, ngứa, giảm thính giác, chóng mặt và ù tai. Hỏi bệnh nhân về các hoạt động có thể ảnh hưởng đến ống tai hoặc màng nhĩ (ví dụ: bơi, đưa các vật vào tai, kể cả tăm bông, dùng thuốc nhỏ tai). Chấn thương vùng đầu đủ để gây ra rò rỉ dịch não tủy cần khai thác.

Rà soát hệ thống nên tìm kiếm các triệu chứng của liệt thần kinh sọ và triệu chứng toàn thân cho thấy u hạt Wegener (ví dụ, chảy mũi, ho, đau khớp).

Tiền sử y khoa nên chú ý đến bất kỳ rối loạn tai nào đã biết trước đó, phẫu thuật tai (đặc biệt là đặt ống thông khí), và tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch.

Khám thực thể

Đo dấu hiệu sinh tồn, đánh giá sốt.

Tai và các mô xung quanh (đặc biệt vùng chũm sau tai) được kiểm tra về đỏ da và sưng tấy. Kéo vành tai và ấn bình tai để xem có đau hay không. Ống tai được kiểm tra bằng một ống soi tai để đánh giá đặc điểm chảy dịch tai và sự hiện diện của tổn thương ống tai,u hạt, hoặc dị vật tai. Phù nề và chảy dịch có thể cản trở việc quan sát tất cả ngoại trừ ống tai đầu xa (không nên sử dụng phương pháp tưới rửa trong trường hợp có thủng màng nhĩ), nhưng khi có thể, kiểm tra màng nhĩ xem có viêm, thủng, biến dạng và có các dấu hiệu của cholesteatoma hay không (ví dụ: mảnh vụn ở ống tai, khối polyp từ màng nhĩ).

Khi ống tai bị sưng tấy chít hẹp (ví dụ như với viêm tai ngoài nặng) hoặc có sự chảy tai đọng mủ ở ống tai nhiều việc hút cẩn thận có thể cho phép kiểm tra đầy đủ và cũng cho phép điều trị (ví dụ như dùng thuốc dạng dung dịch, có hoặc không có chèn merocel tai).

Cần kiểm tra các dây thần kinh sọ. Xét nghiệm niêm mạc mũi được kiểm tra để phát hiện các tổn thương u hạt và kiểm tra ở da các tổn thương dạng mạch máu, cả hai đều có thể gợi ý u hạt Wegener.

Các dấu hiệu cảnh báo

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Chấn thương đầu mạnh gần đây

  • Bất kỳ rối loạn chức năng thần kinh sọ (bao gồm nghe kém tiếp nhận)

  • Sốt

  • Sưng nề của ống tai hoặc mô xung quanh

  • Tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch

Giải thích các dấu hiệu

Khám có nội soi tai thường có thể chẩn đoán thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, dị vật hoặc các nguồn chảy dịch tai không có biến chứng khác. Một số dâu hiệu mang tính gợi ý cao (xem bảng Một số nguyên nhân gây đau tai). Các dấu hiệu khác ít cụ thể hơn nhưng chỉ ra một vấn đề nghiêm trọng hơn viêm tai ngoài hay tai giữa.

  • chóng mặt và ù tai (rối loạn tai trong)

  • Thiếu sót dây thần kinh sọ (rối loạn liên quan đến nền sọ, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc khối u)

  • sưng tấy và đau tai, các mô xung quanh, hoặc cả hai (nhiễm trùng nặng)

Xét nghiệm

Nhiều nguyên nhân gây chảy dịch ở tai được làm rõ sau khi đánh giá lâm sàng.

Nếu nghi ngờ có rò dịch não tủy (CSF), thì có thể kiểm tra dịch tiết đó để tìm glucose hoặc beta-2 transferrin; các chất này có trong dịch não tủy nhưng không có trong các loại dịch khác.

Bệnh nhân không có nguyên nhân rõ ràng về kiểm tra lâm sàng cần có thính lực đồ và CT của xương thái dương hoặc MRI tiêm đối quang từ. Khi có hạt ống thính giác xuất hiện, sinh thiết nên được xem xét nếu đánh giá lâm sàng và CT không phù hợp rõ ràng với cholesteatoma.

Điều trị Chảy dịch tai

Điều trị được chỉ định dựa trên nguyên nhân gây chảy dịch tai. Hầu hết các bác sĩ không điều trị kháng sinh khi nghĩ tới rò dịch não tủy mà không có chẩn đoán chính xác vì thuốc có thể che dấu sự khởi phát của viêm màng não. Đôi khi đặt một bấc để thuốc kháng sinh thấm vào ống tai sưng to (ví dụ: bị viêm tai ngoài nặng).

Những điểm chính

  • Chảy mủ cấp tính ở bệnh nhân không có vấn đề tai mạn tính hoặc suy giảm miễn dịch có thể là hậu quả của viêm tai ngoài hoặc các viêm tai giữa có thủng màng nhĩ.

  • Viêm tai ngoài nặng có thể yêu cầu chuyên khoa tai mũi họng để làm thuốc tai tại chỗ và đặt merocel tai.

  • Bệnh nhân có triệu chứng tai bị tái phát (đã được chẩn đoán hoặc chưa), triệu chứng liệt thần kinh sọ, hoặc có triệu chứng toàn thân cần được chuyển đến chuyên khoa tai mũi họng.