Máy tạo nhịp tim

TheoL. Brent Mitchell, MD, Libin Cardiovascular Institute of Alberta, University of Calgary
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 1 2023

    Chị định điều trị rối loạn nhịp tim tùy thuộc vào mức độ triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của loạn nhịp. Điều trị theo nguyên nhân. Trong trường hợp cần thiết, có thể áp dụng một phương pháp điều trị chống loạn nhịp trực tiếp, bao gồm thuốc chống loạn nhịp, sốc điện chuyển nhịp-phá rung, cấy máy chuyển nhịp-phá rung tự động‭ (ICD), máy tạo nhịp tim (và một dạng đặc biệt của tạo nhịp tim, máy tạo nhịp tái đồng bộ tim), triệt đốt rối loạn nhịp qua đường ống thông, phẫu thuật hoặc một phương pháp kết hợp.

    Máy tạo nhịp có chức năng nhận cảm hoạt động nội tại của tim và sẽ phát xung theo nhu cầu (khi tim không có hoạt động nội tại) để tạo nhịp tim. Máy tạo nhịp vĩnh viễn có thể đặt qua đường tĩnh mạch hoặc qua đường mở ngực. Chức năng của máy tạo nhịp tim cũng được bao gồm trong máy khử rung tim cấy ghép vào cơ thể (ICD).

    Máy tạo nhịp
    Cách thực hiện tạo nhịp qua da ở người lớn
    Cách thực hiện tạo nhịp qua da ở người lớn

    Được quay tại địa điểm và với sự hỗ trợ của Trung tâm Năng lực lâm sàng Einstein, Mạng lưới chăm sóc sức khỏe Einstein, Charles Bortle, EdD, Giám đốc.

    Cách đặt máy tạo nhịp qua tĩnh mạch
    Cách đặt máy tạo nhịp qua tĩnh mạch

    © Elsevier Inc. Bảo lưu mọi quyền.

    Video này dành cho mục đích sử dụng thông tin cá nhân. Người dùng bị cấm sao chép, tái tạo, cấp phép, đăng ký, bán, cho thuê hoặc phân phối video này.

    X-quang phổi của bệnh nhân với máy tạo nhịp tim
    X-quang phổi của bệnh nhân với máy tạo nhịp tim

      X-quang này cho thấy một bệnh nhân có máy tạo nhịp ở ngực trên bên trái với dẫn ở tâm nhĩ phải (1) và tâm thất phải (2).

    ... đọc thêm

    © 2017 Bác sĩ Elliot K. Fishman.

    Máy tạo nhịp tim cấy ghép
    Máy tạo nhịp tim cấy ghép

    Chỉ định đặt máy tạo nhịp

    Chỉ định đặt máy tạo nhịp tim rất đa dạng (xem bảng) nhưng thường gặp nhất là nhịp chậm có triệu chứng hoặc block nhĩ thất độ cao (block AV). Có thể sử dụng máy tạo nhịp để phát xung nhanh trong khoảng thời gian ngắn để tạo nhịp vượt tần số cắt cơn tim nhanh. Tuy nhiên, nhịp nhanh thất được điều trị hiệu quả hơn bằng các thiết bị có thể chuyển nhịp và khử rung tim cũng như tạo nhịp (máy khử rung tim cấy ghép vào cơ thể).

    Bảng
    Bảng

    Các loại máy tạo nhịp tim.

    Các loại máy tạo nhịp tim được ký hiệu với từ 3 đến 5 chữ cái (xem bảng Pacemaker Codes), các chữ cái này nhằm mô tả buồng tim nào được tạo nhịp, buồng tim nào được nhận cảm, cách đáp ứng của máy tạo nhịp khi máy nhận cảm được nhịp nội tại (ức chế máy hoặc khởi kích tạo nhịp), máy có đáp ứng tăng tần số tạo nhịp khi bệnh nhân gắng sức hay không và hình thức tạo nhịp là 1 buồng hay nhiều buồng (ví dụ tạo nhịp 2 buồng nhĩ, 2 buồng thất hoặc có nhiều hơn 1 điện cực tạo nhịp trong 1 buồng tim). Ví dụ, VVIR là ký hiệu nhằm mô tả máy tạo nhịp 1 buồng thất có chức năng: tạo nhịp ở thất, nhận cảm ở thất, ức chế nhịp máy khi có nhịp nội tại của bệnh nhân, và có thể tăng tần số tạo nhịp khi bệnh nhân gắng sức.

    Máy tạo nhịp VVI và DDD là các máy được chỉ định phổ biến nhất. Các máy tạo nhịp này mang lại lợi ích sống còn tương đương cho bệnh nhân. So với máy tạo nhịp VVI, các máy có khả năng tạo nhịp sinh lý hơn (AAI, DDD, VDD) có thể giúp giảm nguy cơ xuất hiện rung nhĩ, suy tim sau khi cấy máy và cải thiện một chút chất lượng cuộc sống.

    Các nhà sản xuất đã có nhiều cải tiến nhằm tăng tuổi thọ máy tạo nhịp ví dụ như: mạch điện có mức tiêu thụ năng lượng thấp, các loại pin mới và điện cực phủ corticosteroid ở đầu (nhằm làm giảm ngưỡng tạo nhịp). Các máy tạo nhịp còn có chương trình tự động chuyển chế độ tạo nhịp để đáp ứng với các loại nhịp nội tại khác nhau (ví dụ: chuyển từ chế độ DDDR sang VVIR khi rung nhĩ). Gần đây, các hãng chế tạo máy tạo nhịp đã thiết kế được các máy tạo nhịp không dây có cấu tạo hợp nhất giữa thân máy và điện cực để đặt hoàn toàn trong buồng thất phải. Loại máy này được đưa vào buồng thất phải bằng dụng cụ chuyên dụng và gắn vào cơ thất bằng các móc dạng mỏ neo hoặc đầu vít xoáy. Các máy tạo nhịp không dây có kích thước nhỏ, thể tích chỉ khoảng 1 mL, nặng 2 g và có chế độ tạo nhịp kiểu VVI hoặc VVIR.

    Bảng
    Bảng

    Các biến chứng của máy tạo nhịp

    Máy tạo nhịp có thể bị rối loạn chức năng:

    • Nhận cảm quá mức.

    • Nhận cảm quá kém.

    • Máy không phát xung tạo nhịp.

    • Máy phát xung nhưng không tạo nhịp được nhĩ hoặc thất.

    • Tạo nhịp với tần số bất thường.

    Hiện tượng nhịp nhanh là một vấn đề rất thường gặp. Khi có tác động gây rung vùng đặt máy tạo nhịp hoặc vận động cơ ngực hoặc ở trong môi trường từ tính của chụp cộng hưởng từ, bộ phận đáp ứng tần số của máy tạo nhịp có thể làm tăng nhịp tim. Trường hợp nhịp nhanh qua trung gian máy tạo nhịp, cơ chế là do một ngoại tâm thu thất hoặc nhát tạo nhịp thất dẫn truyền ngược lên nhĩ (qua nút nhĩ thất hoặc qua một đường dẫn truyền phụ).

    Các biến chứng bổ sung liên quan đến các thiết bị hoạt động bình thường bao gồm ức chế nói chuyện chéo, trong đó cảm nhận xung động tạo nhịp tâm nhĩ bởi kênh tâm thất của máy tạo nhịp hai buồng dẫn đến ức chế tạo nhịp thất và hội chứng máy tạo nhịp tim, trong đó AV không đồng bộ do tạo nhịp thất gây ra các triệu chứng như cảm giác bồng bềnh, mơ hồ (ví dụ, choáng váng), vấn đề ở cổ (ví dụ, giật ở cổ), hoặc hô hấp (ví dụ, khó thở). Hội chứng máy tạo nhịp có thể giải quyết bằng phương pháp: đảm bảo đồng bộ nhĩ thất bằng cách tạo nhịp nhĩ theo nhu cầu (AAI), máy 2 buồng nhưng điện cực nhĩ chỉ nhận cảm (VDD).

    Một số thiết bị và dụng cụ có thể gây ra tương tác điện từ, ảnh hưởng đến chức năng máy tạo nhịp ví dụ như dao điện trong phẫu thuật, chụp cộng hưởng từ (MRI). Điện thoại di động và thiết bị an ninh điện tử có thể là nguồn gây tương tác điện từ với máy tạo nhịp. Không nên để điện thoại di động sát với máy tạo nhịp, nhưng nói chung nếu chỉ dùng điện thoại với mục đích nói chuyện thì không đáng ngại. Máy tạo nhịp sẽ không bị rối loạn chức năng khi bệnh nhân đi bộ qua máy dò kim loại trừ phi bệnh nhân nán lại quá lâu trong máy.