Tiểu dắt

TheoGeetha Maddukuri, MD, Saint Louis University
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 9 2024

Tiểu dắt là tình trạng người bệnh cần phải đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, hoặc vào ban đêm (tiểu đêm), hoặc cả hai, nhưng lượng nước tiểu bình thường hoặc ít hơn bình thường. Thường đi kèm với cảm giác về một nhu cầu cấp bách phải đi tiểu ngay (tiểu gấp). Tiểu nhiều lần được phân biệt với đa niệu, là tình trạng tăng lượng nước tiểu > 3 L/ngày.

Sinh lý bệnh của tiểu dắt

Tiểu dắt thường là hậu quả của các bệnh lý đường tiểu dưới. Viêm bàng quang, niệu đạo hoặc cả hai đều gây cảm giác cần đi tiểu ngay. Tuy nhiên, cảm giác này không giảm đi sau khi bàng quang đã được làm rỗng, vì thế sau khi bàng quang được làm trống, bệnh nhân tiếp tục cố gắng dặn tiểu nhưng chỉ được một lượng nhỏ nước tiểu.

Căn nguyên của tiểu dắt

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu dắt (Xem bảng: Một số nguyên nhân của tiểu dắt), nhưng phổ biến nhất bao gồm

Bảng
Bảng

Đánh giá tiểu dắt

Lịch sử

Tiền sử của bệnh hiện tại trước tiên nên hỏi về lượng dịch tiêu thụ và lượng nước tiểu hằng ngày để phân biệt giữa tiểu dắt và đa niệu. Nếu có tiểu dắt, bệnh nhân cần được hỏi về mức độ khi khởi phát, sự hiện diện hoặc vắng mặt các triệu chứng kích thích (như tiểu gấp, tiểu buốt), các triệu chứng tắc nghẽn (ví dụ, tiểu ngập ngừng, dòng tiểu yếu, cảm giác tiểu không hết bãi, tiểu đêm) và hoạt động tình dục gần đây.

Khám toàn diện chú ý các triệu chứng gợi ý nguyên nhân, bao gồm sốt, đau hông lưng hoặc đau háng, và tiểu máu (nhiễm trùng); chậm kinh, sưng vú, và mệt vào buổi sáng (mang thai); và viêm khớp và viêm kết mạc (viêm khớp phản ứng).

Tiền sử bệnh trước đây nên hỏi về các nguyên nhân đã biết, bao gồm bệnh tuyến tiền liệt và liệu pháp chiếu xạ vùng chậu hay phẫu thuật. Thuốc (theo toa và giải trí) và chế độ ăn uống được xem xét để sử dụng các tác nhân làm tăng lượng nước tiểu (ví dụ: thuốc lợi tiểu, rượu, đồ uống có chứa caffein).

Khám thực thể

Khám thực thể nên tập trung vào hệ sinh dục- tiết niệu.

Bất cứ tình trạng chảy dịch niệu đạo hoặc bất kỳ tổn thương nào phù hợp với bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục đều phải được lưu ý. Thăm trực tràng ở nam giới nên chú ý đến kích thước và tính đặc chắc của tuyến tiền liệt và trương lực cơ thắt hậu môn; khám khung chậu ở phụ nữ nên lưu ý các biểu hiện của thoát vị bàng quang. Bệnh nhân nên được hướng dẫn để ho trong khi quan sát niệu đạo để phát hiện dấu hiệu rỉ nước tiểu.

Điểm sườn - cột sống nên được ấn để kiểm tra xem có đau không, và khám vùng bụng cần lưu ý đến sự hiện diện của bất kỳ khối u nào hoặc dấu hiệu đau trên xương mu khi sờ nắn.

Khám thần kinh nên kiểm tra tình trạng yếu liệt phần thấp của cơ thể và tình trạng mất cảm giác.

Các dấu hiệu cảnh báo

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Yếu liệt nửa dưới của cơ thể hoặc dấu hiệu tổn thương tủy sống (ví dụ, mất cảm giác theo khoanh đoạn, mất trương lực cơ thắt hậu môn và phản xạ cơ thắt hậu môn)

  • Sốt và đau lưng

Giải thích các dấu hiệu

Tiểu buốt gợi ý tiểu nhiều lần là do nhiễm trùng tiết niệu hoặc là sỏi tiết niệu. Phẫu thuật khung chậu trước đó gợi ý tiểu không tự chủ. Dòng nước tiểu yếu, tiểu đêm, hoặc cả hai gợi ý tăng sản lành tính tuyến tiền liệt. Tiểu dắt ở một bệnh nhân trẻ khỏe mạnh có thể là do uống nhiều rượu hoặc đồ uống chứa caffein. Đái máu đại thể gợi ý nhiễm trùng đường niệu và sỏi tiết niệu ở những bệnh nhân trẻ tuổi và ung thư bộ phận niệu dục ở bệnh nhân lớn tuổi.

Xét nghiệm

Tất cả bệnh nhân đều cần xét nghiệm và nuôi cấy nước tiểu,điều này có thể dễ dàng thực hiện và có thể phát hiện tình trạng nhiễm trùng và đái máu.

Soi bàng quang, đo niệu động học và chụp xquang niệu đạo có thể được thực hiện để chẩn đoán viêm bàng quang, tắc nghẽn cổ bàng quang, và thoát vị bàng quang. Định lượng kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt, siêu âm, và sinh thiết tuyến tiền liệt có thể được yêu cầu, đặc biệt ở những người lớn tuổi, để phân biệt BPH với ung thư tuyến tiền liệt.

Điều trị tần tiểu dắt

Điều trị khác nhau tùy theo nguyên nhân.

Các điểm thiết yếu ở người cao tuổi: Tiểu dắt

Tiểu dắt ở nam giới cao tuổi thường do tắc nghẽn ở cổ bàng quang thứ phát do phì đại tuyến tiền liệt hoặc do ung thư. Những bệnh nhân này thường cần phải siêu âm bàng quang để xác định lượng nước tiểu còn lại sau khi đi tiểu. Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sử dụng thuốc lợi tiểu có thể là nguyên nhân ở cả hai giới.

Những điểm chính

  • UTI là nguyên nhân phổ biến nhất ở trẻ em và phụ nữ.

  • Bệnh tuyến tiền liệt là nguyên nhân thường gặp ở nam giới > 50 tuổi.

  • Uống quá nhiều caffeine có thể gây tiểu nhiều lần ở người khỏe mạnh.