Một số nguyên nhân gây đau vùng bìu

Nguyên nhân

Những phát hiện gợi ý

Tiếp cận chẩn đoán

Xoắn tinh hoàn

Khởi phát đột ngột, đau dữ dội, thường 1 bên, đau liên tục

Mất phản xạ da bìu

Bất cân xứng, tinh hoàn nằm ngang, co lên cao ở bên bị ảnh hưởng

Thông thường hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ trai sau dậy thì nhưng có thể xảy ra ở người lớn

Siêu âm Doppler Màu

Xoắn mấu phụ tinh hoàn (một cấu trúc dạng túi có cuống gắn vào cực trên của tinh hoàn)

Đau có tính chất bán cấp trong vài ngày

Đau ở cực trên của tinh hoàn

Có phản xạ da bìu

Có thể tràn dịch màng tinh hoàn do phản ứng, dấu hiệu dấu chấm màu xanh (điểm màu xanh hoặc đen dưới da ở phía trên ngoài của tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn)

Thường xảy ra ở trẻ trai từ 7-14 tuổi

Siêu âm Doppler Màu

Viêm mào tinh hoàn hoặc viêm mào tinh hoàn-tinh hoàn, thường là do nhiễm trùng, với các vi khuẩn gram âm ở trẻ nam sau dậy thì và những người cao tuổi hoặc ở nam giới có quan hệ tình dục, bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục

Có thể không do nhiễm trùng, do trào ngược nước tiểu vào các ống dẫn tinh

Khởi phát cấp tính hoặc bán cấp với biểu hiện của đau ở mào tinh hoàn và đôi khi ở tinh hoàn

Có thể tiểu dắt, tiểu buốt, có can thiệp vào vùng bìu gần đây

Có phản xạ da bìu

Bìu thường cứng chắc, sưng nề, sung huyết

Đôi khi chảy mủ dương vật

Thường xảy ra ở trẻ trai sau dậy thì và người lớn

Phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu

Các xét nghiệm khuếch đại chuỗi axit nucleic của Neisseria gonorrhoeaeChlamydia trachomatis

Sau phẫu thuật thắt ống dẫn tinh, đau cấp tính và mạn tính (hội chứng đau sau thắt ống dẫn tinh)

Tiền sử thắt ống dẫn tinh

Đau trong suốt quá trình giao hợp, xuất tinh, hoặc cả hai

Đau khi gắng sức

Mào tinh hoàn đau khi sờ nắn hoặc căng

Đánh giá lâm sàng

Chấn thương

Tiền sử chấn thương cơ quan sinh dục

Thường sưng nề, có thể có tụ máu trong tinh hoàn hoặc máu tụ trong bìu

Siêu âm Doppler Màu

Thoát vị bẹn (nghẹt)

Tiền sử có khối không đau vùng bìu từ lâu (thường được biết là chẩn đoán thoát vị) giờ trở lên đau cấp tính hoặc bán cấp

Khối ở bìu thường lớn, có thể nén lại, có thể nghe tiếng lọc xọc của dịch ruột

Không thay đổi kích thước

Đánh giá lâm sàng

Bệnh IgA - liên quan đến viêm mạch (Ban xuất huyết Henoch-Schönlein)

Ban xuất huyết thường nổi gồ lên bề mặt da (thường xuất hiện ở chi dưới và mông), đau khớp, viêm khớp, đau bụng, tổn thương thận

Thường xảy ra ở trẻ em trai từ 3-15 tuổi

Đánh giá lâm sàng

Đôi khi sinh thiết tổn thương da

Viêm nút quanh động mạch

Sốt, sụt cân, đau bụng, tăng huyết áp, phù

Tổn thương da bao gồm ban xuất huyết nổi gồ lên có thể sờ thấy và nốt dưới da

Biểu hiện cấp tính hoặc mạn tính

Có thể gây thiếu máu cục bộ và nhồi máu tinh hoàn

Thường gặp nhất ở nam giới từ 40-50 tuổi

Chụp mạch

Đôi khi phải sinh thiết các cơ quan bị ảnh hưởng

Đau lan truyền (phình động mạch chủ bụng, sỏi tiết niệu, chèn ép rễ dây thần kinh xuất phát từ cột sống thắt lưng và cột sống cùng, viêm ruột thừa thể sau manh tràng, khối u sau phúc mạc, đau sau mổ thoát vị)

Khám bìu bình thường

Đôi khi đau bụng tùy theo nguyên nhân

Khám kiểm tra tìm kiếm các dấu hiệu và nguyên nhân nghi ngờ

Viêm tinh hoàn (thường là do virut như quai bị, rubella, coxsackievirus, echovirus, hoặc nhiễm parvovirus)

Đau bìu và bụng, buồn nôn, sốt

Sưng nề, sung huyết ở một bên hoặc cả 2 bên tinh hoàn

Biểu hiện nhiễm virus cấp tính

Hoại thư Fournier (viêm cân mạc hoại tử của tầng sinh môn)

Đau nhiều, sốt, triệu chứng nhiễm độc, ban xuất huyết, tổn thương phồng rộp hoặc hoại tử

Đôi khi có khí dưới da

Tiền sử phẫu thuật vùng bụng gần đây

Hay gặp ở những người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường, bệnh mạch máu ngoại vi, hoặc cả hai

Đánh giá lâm sàng

Trong các chủ đề này