Viêm phổi sơ sinh là nhiễm trùng ở phổi trẻ sơ sinh. Khởi phát có thể là trong vòng vài giờ sau khi sinh và là một phần của hội chứng nhiễm trùng toàn thể của trẻ hoặc xuất hiện sau 7 ngày và chỉ giới hạn ở phổi. Các dấu hiệu có thể bao gồm có thể hô hấp hoặc tiến triển đến sốc và tử vong. Chẩn đoán dựa vào đánh giá lâm sàng và xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm trùng. Chẩn đoán dựa vào đánh giá lâm sàng và xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm trùng Điều trị ban đầu bằng thuốc kháng sinh phổ rộng sau đó điều chỉnh kháng sinh theo căn nguyên đặc hiệu càng sớm càng tốt.
(Xem thêm Tổng quan về Viêm phổi ở người trưởng thành và Tổng quan về nhiễm khuẩn sơ sinh)
Viêm phổi cũng là tình trạng nhiễm trùng xâm lấn phổ biến nhất sau một nhiễm khuẩn tiên phát. Viêm phổi khởi phát sớm là một phần của nhiễm trùng toàn thân biểu hiện sớm trong vòng vài giờ sau sinh ( xem Nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh). Viêm phổi khởi phát muộn thường xảy ra sau 7 ngày tuổi, và là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở các ở trẻ sơ sinh trong các khoa hồi sức tích cực, cần đặt nội khí quản, thở máy kéo dài và dẫn tới viêm phổi liên quan thở máy (hay viêm phổi liên quan đến thở máy).
Căn nguyên của bệnh viêm phổi sơ sinh
Căn nguyên vi khuẩn có thể từ đường sinh dục của mẹ hoặc tại bệnh viện. Những sinh vật này bao gồm cầu khuẩn gram dương (ví dụ, liên cầu nhóm A và B, cả Staphylococcus aureus nhạy cảm với methicillin và kháng methicillin) và trực khuẩn gram âm (ví dụ, Escherichia coli, chủng Klebsiella, chủng Proteus). Pseudomonas, Citrobacter,Bacillus, và Serratia, dẫn đến cần điều trị kháng sinh phổ rộng. Virus hoặc nấm cũng là căn nguyên gây viêm phổi trong một số trường hợp.
Các triệu chứng và dấu hiệu của viêm phổi sơ sinh
Viêm phổi mắc phải bệnh viện khởi phát muộn và liên quan đến chăm sóc với triệu chứng hô hấp nặng thêm mà không giải thích cùng với sự thay đổi màu sắc dịch tiết từ đường hô hấp (ví dụ: dịch đặc và nâu). Trẻ sơ sinh có thể bị bệnh nặng cấp tính, với sự mất ổn định về nhiệt độ và giảm bạch cầu trung tính.
Chẩn đoán viêm phổi sơ sinh
X-quang ngực
Đánh giá bao gồm chụp X-quang ngực, đo bão hòa oxy, nuôi cấy máu, nhuộm soi và nuôi cấy dich phế quản.
tổn thương dạng thâm nhiễm được nhìn thấy trên tia X ngực, tuy nhiên, có thể khó nhận ra nếu trẻ sơ sinh có loạn sản phế quản phổi nặng.
Nếu nhuộm Gram của dịch hút khí quản cho thấy một số lượng đáng kể bạch cầu đa nhân trung tính và một sinh vật duy nhất phù hợp với sinh vật phát triển từ việc nuôi cấy dịch hút khí quản, thì khả năng sinh vật này là nguyên nhân của bệnh viêm phổi càng cao. Vì viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ sơ sinh có thể lan rộng, cần phải đánh giá đầy đủ về nhiễm khuẩn huyết, bao gồm chọc dịch não tủy đánh giá viêm màng não mủ kèm theo. Tuy nhiên, cấy máu chỉ dương tính trong 2 đến 5% các trường hợp viêm phổi mắc phải tại bệnh viện.
Điều trị viêm phổi sơ sinh
Thường kết hợp vancomycin và nhóm beta-lactam phổ rộng
Liệu pháp kháng sinh trong viêm phổi sơ sinh khởi phát sớm hiện tương tự như đối với nhiễm khuẩn huyết sơ sinh. Vancomycin (xem bảng Liều dùng vancomycin cho trẻ sơ sinh) và thuốc beta-lactam phổ rộng như meropenem, piperacillin/tazobactam, hoặc cefepime ( xem Bảng: Khuyến cáo liều đề nghị của một số thuốc kháng sinh dùng đường tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh) là lựa chọn điều trị ban đầu cho hầu hết các bệnh viêm phổi mắc phải ở bệnh viện khởi phát muộn. Chế độ này xử lý nhiễm khuẩn huyết cũng như viêm phổi với các bệnh nhiễm trùng bệnh viện bao gồm P. aeruginosa. Các thông tin về nhiễm trùng và tình trạng kháng thuốc từng nơi có thể là nguồn tham khảo có ích trong lựa chọn kháng sinh phù hợp. Kháng sinh cụ thể hơn được thay thế sau khi có kết quả kháng sinh đồ. Điều trị hỗ trợ khác cũng tương tự như đối với nhiễm trùng huyết sơ sinh.
Viêm phổi do Chlamydia
Trẻ sơ sinh tiếp xúc với chlamydia trong đường sinh dục của mẹ trong cuộc đẻ có thể phát triển viêm phổi do chlamydia sau 2 - 18 tuần. Trẻ sơ sinh thường có triệu chứng thở nhanh, nhưng thường không tiến triển nặng và cũng có thể có tiền sử viêm kết mạc chlamydia trước đó. Có thể có tăng bạch cầu ái toan, hình ảnh X-quang cho thấy có thâm nhiễm khoảng kẽ phổi và hình ảnh tăng thông khí phổi.
Điều trị viêm phổi do Chlamydia
Erythromycin hoặc azithromycin
Điều trị bằng erythromycin 12,5 mg/kg uống 6 giờ một lần trong 14 ngày hoặc azithromycin 20 mg/kg uống/tĩnh mạch mỗi ngày một lần trong 3 ngày thường giải quyết được bệnh viêm phổi. Đôi khi, tuy nhiên, một khóa học thứ hai có thể là cần thiết ( xem Bảng: Khuyến cáo Liều dùng thuốc kháng sinh uống cho trẻ sơ sinh*). Vì erythromycin ở trẻ sơ sinh nguy cơ gây ra hẹp phì đại môn vị (HPS), tất cả trẻ sơ sinh được điều trị bằng erythromycin hoặc azithromycin phải được theo dõi về các triệu chứng và dấu hiệu của hẹp phì đại môn vị và bố mẹ chúng tư vấn về những nguy cơ tiềm ẩn này.
Chẩn đoán bệnh viêm phổi do Chlamydia trachomatis ở trẻ cần tư vấn điều trị cho bố mẹ trẻ vì nhiễm trùng chlamydia ở mẹ không được điều trị có thể có các biến chứng như bệnh viêm khung chậu và vô sinh.