Dập phổi gây chảy máu phổi do chấn thương mà không phải vết thương xuyên thấu.
(Xem thêm Tổng quan về Chấn thương ngực.)
Đụng dập phổi là tổn thương ngực thông thường có thể gây tử vong do chấn thương ngực hoặc vết thương ngực. Bệnh nhân có thể có kết hợp gãy xương sườn, gãy xương ức, tràn khí màng phổi, hoặc các tổn thương ngực khác. Đụng dập phổi nhiều có thể làm giảm oxy máu. Các biến chứng muộn bao gồm viêm phổi và đôi khi là hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS).
Các triệu chứng của tràn máu phổi bao gồm đau (chủ yếu do chấn thương thành ngực bên trên) và đôi khi khó thở. Đau tại thành ngực; những triệu chứng lâm sàng khác là triệu chứng của tổn thương liên quan.
Chẩn đoán đụng dập phổi
Chẩn đoán hình ảnh, điển hình là X-quang ngực
Cần nghi ngờ có tình trạng tràn dịch phổi khi suy hô hấp xuất hiện sau chấn thương ngực, đặc biệt khi các triệu chứng nặng dần lên. Chụp X-quang ngực thường được thực hiện cùng với đo bão hòa oxy máu. Đụng dập phổi có hình ảnh mờ trên phim, nhưng sự mờ có thể không rõ ràng trong vòng 24 đến 48 giờ do đụng dập tăng lên theo thời gian. CT rất nhạy nhưng thường được thực hiện để đánh giá các tổn thương khác đang nghi ngờ.
Bệnh nhân cần được theo dõi triệu chứng suy hô hấp bằng khác khám lâm sàng liên tục và theo dõi oxy máu. Nếu giảm bão hòa oxy máu hoặc khó thở cần làm khí máu động mạch.
Điều trị đụng dập phổi
Chăm sóc hỗ trợ, thuốc giảm đau và thở oxy
Đôi khi cần thông khí nhân tạo
Thuốc giảm đau thì cần thiết để giúp bệnh nhân hít thở sâu. Bổ sung oxy (O2) khi tình trạng giảm oxy máu nhẹ (ví dụ: SaO2 91 đến 94%). Chỉ định thở máy khi tình trạng thiếu oxy máu ở mức độ trung bình hoặc nặng (thường là PaO2 < 65 hoặc SaO2 < 90% khi thở không khí trong phòng) và tăng CO2 máu. Bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc bệnh thận mãn tính tăng nguy cơ phải thở máy.