- Tổng quan về chức năng mật
- Đau ống mật không do sỏi
- Viêm túi mật cấp tính
- Bệnh đường mật do AIDS
- Viêm túi mật mạn tính
- Sỏi ống mật chủ và viêm đường mật
- Viêm đường mật
- Hội chứng sau cắt túi mật.
- Viêm xơ đường mật tiên phát (PSC)
- Viêm xơ đường mật
- Viêm đường mật xơ cứng liên quan đến IgG4
- Các khối u của túi mật và ống mật
Viêm túi mật mạn tính là viêm túi mật kéo dài gần như luôn là do sỏi mật.
(Xem thêm Tổng quan về chức năng mật.)
Viêm túi mật mạn tính hầu như luôn là kết quả của sỏi mật và các giai đoạn trước viêm túi mật cấp tính (ngay cả là thể nhẹ). Tổn thương bao gồm từ sự thâm nhập của các tế bào viêm mạn tính đến túi mật, bị teo lại. Sự vôi hóa do xơ hóa được gọi là túi mật sứ.
Các triệu chứng và dấu hiệu của viêm túi mật mạn tính
Sỏi mật gây cản trở các ống dẫn nang và do đó gây đau bụng tái phát. Những cơn đau như vậy không nhất thiết phải đi kèm với chứng viêm túi mật rõ rệt; mức độ viêm không tương quan với cường độ hoặc tần số của đau bụng mật. Có thể có cảm giác khó chiu vùng bụng trên, nhưng thường thì sốt không có. Sốt gợi ý có viêm túi mật cấp. Một khi các giai đoạn bắt đầu, chúng có thể tái diễn.
Chẩn đoán viêm túi mật mạn tính
Siêu âm
Viêm túi mật mạn tính được nghi ngờ ở những bệnh nhân bị đau bụng mât tái phát cùng với sỏi mật. Siêu âm hoặc xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác thường cho thấy sỏi mật và đôi khi là túi mật teo, xơ cứng. Việc chẩn đoán được thực hiện ở những bệnh nhân có tiền sử bị đau bụng mật tái phát và bằng chứng siêu âm có sỏi mật. Cholescintigraphy có thể cho thấy không hình thành túi mật nhưng không chính xác.
Điều trị viêm túi mật mạn tính
Mổ nội soi cắt bỏ túi mật
Mổ nội soi cắt bỏ túi mật được chỉ định để ngăn ngừa sự tái phát triệu chứng và các biến chứng mật khác. Thủ thuật này đặc biệt phù hợp với túi mật sứ gắn liền với ung thư túi mật.