Hội chứng sau cắt túi mật là sự xuất hiện của các triệu chứng ở bụng sau khi cắt túi mật.
(Xem thêm Tổng quan về chức năng mật.)
Hội chứng sau cắt túi mật xảy ra ở 5% đến 40% số bệnh nhân sau cắt túi mật (1). Nó đề cập đến các triệu chứng của túi mật được cho là tiếp tục hoặc phát triển sau cắt túi mật hoặc các triệu chứng khác là kết quả của cắt túi mật. Loại bỏ túi mật, cơ quan lưu trữ mật, thường có ít tác dụng phụ trên chức năng đường mật hoặc áp lực. Trong khoảng 10% bệnh nhân, đau bụng mật xuất hiện do các bất thường chức năng hoặc cấu trúc của cơ vòng Oddi, dẫn đến thay đổi áp suất mật hoặc tăng nhạy cảm.
Các triệu chứng phổ biến nhất là chứng khó tiêu hoặc các triệu chứng khác không đặc hiệu thay vì đau bụng mật. Hẹp nhú tá tràng, hiếm gặp, có thể làm hẹp quanh cơ vòng, có thể là do chấn thương và viêm do viêm tụy, dụng cụ (ví dụ, nội soi mật tụy ngược dòng ERCP), hoặc trước đó có sỏi đi qua. Các nguyên nhân khác bao gồm một sỏi ống mật, viêm tụy, và trào ngược dạ dày thực quản.
Sau khi cắt túi mật một số bệnh nhân bị tiêu chảy do quá nhiều axit mật vào đại tràng. Tình trạng tiêu chảy này thường tự khỏi nhưng có thể phải điều trị bằng resin gắn axit mật.
Tài liệu tham khảo chung
1. Lamberts MP, Den Oudsten BL, Gerritsen JJGM, et al: Prospective multicentre cohort study of patient-reported outcomes after cholecystectomy for uncomplicated symptomatic cholecystolithiasis. Br J Surg 102(11):1402-1409, 2015. doi: 10.1002/bjs.9887
Chẩn đoán hội chứng sau cắt túi mật
Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) với đo mật độ đường mật hoặc chụp đường mật
Loại trừ đau ngoài đường mật
Bệnh nhân bị đau sau mổ cắt túi mật nên được đánh giá tìm các nguyên nhân ngoài đường mật và tại đường mật. Nếu đau nghi ngờ đau bụng mật, alkaline phosphatase, bilirubin, ALT, amylase và lipase cần được đo và ERCP với đo áp lực mật hoặc hạch hạt nhân mật phải được thực hiện (xem bảng các xét nghiệm gan mật và chẩn đoán hình ảnh gan mật). Các xét nghiệm gan tăng lên cho thấy rối loạn chức năng của cơ vòng Oddi; amylase tăng cao và lipase gợi ý sự rối loạn chức năng của tụy.
Phát hiện rối loạn chức năng hiệu quả nhất bằng đo áp lực đường mật được thực hiện trong quá trình ERCP, mặc dù ERCP có đo áp lực đường mật có thể gây ra viêm tụy ở 25% số bệnh nhân (1). Áp kế cho thấy tăng áp lực trong đường mật khi bị đau. Thời gian vận chuyển rốn gan - tá tràng bị chậm trên phim chụp cho thấy rối loạn chức năng cơ Oddi. Chẩn đoán hẹp nhú tá tràng dựa trên một tiền sử rõ ràng về các cơn đau đường mật tái phát và các xét nghiệm enzym gan bất thường (hoặc tụy).
Tài liệu tham khảo chẩn đoán
1. Maldonado ME, Brady PG, Mamel JJ, et al: Incidence of pancreatitis in patients undergoing sphincter of Oddi manometry (SOM). Am J Gastroenterol 94(2):387-390, 1999. doi: 10.1111/j.1572-0241.1999.00864.x
Điều trị hội chứng sau phẫu thuật cắt túi mật
Đôi khi nội soi mở cơ thắt
Nội soi mở cơ thắt có thể làm giảm cơn đau tái phát do rối loạn chức năng cơ vòng Oddi, đặc biệt nếu hẹp nhú tá tràng. Nội soi mật tụy ngược dòng ERCP và đo áp lực đường mật đã được sử dụng để điều trị đau sau mổ cắt túi mật; tuy nhiên, không có bằng chứng hiện tại cho thấy điều trị này có hiệu quả nếu bệnh nhân không có bất thường. Những bệnh nhân này nên được điều trị triệu chứng.