Hội chứng liệt rung Parkinson thứ phát và không điển hình

TheoAlex Rajput, MD, University of Saskatchewan;
Eric Noyes, MD, University of Saskatchewan
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 2 2024

Hội chứng liệt rung parkinson thứ phát đề cập đến một nhóm rối loạn có các đặc điểm tương tự như các bệnh Parkinson nhưng có nguyên nhân khác nhau. Hội chứng liệt rung parkinson không điển hình đề cập đến một nhóm bệnh lý thoái hóa thần kinh khác với bệnh Parkinson, có một số đặc điểm của bệnh Parkinson nhưng có một số đặc điểm lâm sàng khác nhau, bệnh lý khác nhau và đáp ứng điều trị khác nhau và tiên lượng xấu hơn. Chẩn đoán dựa vào đánh giá lâm sàng và đáp ứng với levodopa. Điều trị hướng vào nguyên nhân nếu có thể.

(Xem thêm Tổng quan về Rối loạn vận động và tiểu não.)

Cơ chế gây bệnh parkinson thứ phát sự là phong bế hoặc tranh chấp vào hoạt động của dopamine ở hạch nền.

Hội chứng liệt rung parkinson không điển hình bao gồm các rối loạn thoái hóa thần kinh như

Căn nguyên của hội chứng liệt rung Parkinson thứ phát và không điển hình

Hội chứng liệt rung Parkinson là do thuốc, các rối loạn khác ngoài bệnh Parkinson hoặc do độc tố ngoại sinh.

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh parkinson thứ phát

  • Sử dụng thuốc làm giảm hoạt động của dopaminergic

Những loại thuốc này bao gồm

  • Thuốc chống loạn thần (ví dụ: phenothiazine, thioxanthene, butyrophenone)

  • Thuốc chống nôn và thuốc tiêu hóa (ví dụ: metoclopramide, prochlorperazine, cinitapride, clebopride)

  • Thuốc làm giảm dopamine (ví dụ: tetrabenazine, reserpine)

  • Bên ngoài Hoa Kỳ, cinnarizine và flunarizine

Bảng
Bảng

Tài liệu tham khảo nguyên nhân gây bệnh

  1. 1. Wang Z, Zhang Y, Hu F, et al: Pathogenesis and pathophysiology of idiopathic normal pressure hydrocephalus. CNS Neurosci Ther 26 (12):1230-1240, 2020. Xuất bản điện tử ngày 26 tháng 11 năm 2020 doi: 10.1111/cns.13526

Các triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng liệt rung Parkinson thứ phát và không điển hình

Các đặc điểm lâm sàng của hội chứng liệt rung parkinson thứ phát và không điển hình tương tự như bệnh Parkinson (ví dụ: run khi nghỉ, cứng cơ, vận động chậm, mất ổn định tư thế).

Chẩn đoán hội chứng liệt rung Parkinson thứ phát và không điển hình

  • Đánh giá lâm sàng

  • Đáp ứng kém với trị liệu bằng Levodopa

  • hoặc chẩn đoán phân biệt, đôi khi chẩn đoán hình ảnh thần kinh

Chủ yếu dựa vào đáp ứng với lovodopa để chẩn đoán phân biệt bệnh Parkinson với hội chứng parkinson thứ phát hoặc không điển hình.

Chẩn đoán các nguyên nhân gây hội chứng Parkinson dựa vào:

  • Tiền sử kỹ lưỡng, bao gồm nghề nghiệp, thuốc men và các chất gây nghiện khác và tiền sử gia đình

  • Đánh giá các thiếu hụt thần kinh đặc trưng không phải là bệnh Parkinson mà do các bệnh lý thoái hóa thần kinh

  • Sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thần kinh khi có chỉ định.

Các thiếu hụt gợi ý các bệnh lý thoái hóa thần kinh khác ngoài bệnh Parkinson bao gồm liệt vận nhãn, dấu hiệu rối loạn chức năng dải vỏ tủy (ví dụ: tăng phản ứng), rung giật cơ, rối loạn thần kinh thực vật (nếu sớm hoặc trầm trọng), thất điều tiểu não, rối loạn trương lực nổi bật, mất dùng động tác ý vận (không có khả năng bắt chước chuyển động của tay), sa sút trí tuệ sớm và phải phụ thuộc xe lăn.

Điều trị hội chứng liệt rung Parkinson thứ phát và không điển hình

  • Điều trị nguyên nhân

  • Các biện pháp vật lý

Cải thiện hoặc điều trị nguyên nhân của hội chứng parkinson thứ phát nếu được, điều này có thể giúp cải thiện hoặc làm mất các triệu chứng lâm sàng.

Các loại thuốc dùng để điều trị bệnh Parkinson thường không có hiệu quả hoặc chỉ mang lại lợi ích nhất thời. Nhưng amantadine hoặc thuốc kháng cholinergic (ví dụ: benztropine) có thể cải thiện hội chứng liệt rung Parkinson thứ phát do sử dụng thuốc chống loạn thần. Tuy nhiên, vì những loại thuốc này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy giảm nhận thức và có thể làm tăng bệnh lý tau và thoái hóa thần kinh nên cần phải hạn chế sử dụng các loại thuốc này (1, 2).

Vật lý trị liệu có hiệu quả để duy trì các chức năng và sự độc lập (như đối với bệnh Parkinson). Mục tiêu là tối đa hóa hoạt động. Bệnh nhân nên tăng cường hoạt động hàng ngày ở mức độ tối đa có thể. Nếu không, vật lý trị liệu hoặc hoạt động trị liệu với các bài tập thể lực thường xuyên có thể giúp tăng cường thể lực của bệnh nhân. Các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng có thể hướng dẫn bệnh nhân các phương thức thích nghi, giúp họ thích nghi tốt hơn tại nhà (ví dụ như gắn các thanh nắm giúp giảm nguy cơ ngã), và tư vấn các thiết bị thích nghi hữu ích cho bệnh nhân.

Dinh dưỡng đầy đủ là một điểm tối quan trọng.

Tài liệu tham khảo về điều trị

  1. 1. Yoshiyama Y, Kojima A, Itoh K, Uchiyama T, Arai K: Anticholinergics boost the pathological process of neurodegeneration with increased inflammation in a tauopathy mouse model. Neurobiol Dis 2012 45 (1):329-336, 2012. doi: 10.1016/j.nbd.2011.08.017

  2. 2. Yoshiyama Y, Kojima A, Itoh K, et al: Does anticholinergic activity affect neuropathology? Implication of neuroinflammation in Alzheimer's disease. Neurodegener Dis 15 (3):140-148, 2015. doi: 10.1159/000381484

Những điểm chính

  • Hội chứng liệt rung Parkinson có thể do thuốc, chất độc, bệnh lý thoái hóa thần kinh và các rối loạn khác ảnh hưởng đến não (ví dụ: đột quỵ, khối u, nhiễm trùng, chấn thương, suy tuyến cận giáp).

  • Nghi ngờ hội chứng liệt rung parkinson dựa trên đánh giá lâm sàng và phân biệt với bệnh Parkinson dựa vào sự thiếu đáp ứng với levodopa; có thể cần phải sử dụng chẩn đoán hình ảnh thần kinh.

  • Phân biệt bệnh parkinson với bệnh lý thoái hóa thần kinh dựa vào đánh giá các thiếu hụt thần kinh.

  • Cải thiện hay điều trị nguyên nhân nếu có thể, khuyến nghị các biện pháp vật lý trị liệu để duy trì vận động.