Chèn ép tủy

TheoMichael Rubin, MDCM, New York Presbyterian Hospital-Cornell Medical Center
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 2 2023

Các tổn thương khác nhau có thể chèn ép tủy sống, gây ra sự suy giảm cảm giác, vận động, phản xạ và cơ tròn kiểu phân đoạn tủy. Chẩn đoán bằng MRI. Điều trị hướng vào giải chèn ép.

Nguồn chủ đề

(Xem thêm Tổng quan về Rối Loạn Tủy sốngChăm sóc tủy sống ngay lập tức.)

Chèn ép xảy ra thường do các tổn thương bên ngoài tủy sống (ngoài tủy) hơn là các tổn thương tại tủy (trong tủy).

Chèn ép có thể

  • Cấp tính

  • Bán cấp

  • Mạn tính

Chèn ép cấp tính tiến triển trong vòng vài phút đến vài giờ. Nó thường là do

  • Chấn thương (ví dụ, gãy vỡ đốt sống có mảnh vỡ di chuyển, thoát vị đĩa đệm cấp, tổn thương xương hoặc dây chằng nghiêm trọng gây ra tụ huyết, trượt đốt sống hoặc trật khớp đốt khớp).

  • Khối u di căn

Đôi khi do áp xe và hiếm gặp do tụ máu ngoài màng cứng. Chèn ép cấp có thể xảy sau chèn ép bán cấp và mạn tính, đặc biệt nếu nguyên nhân là áp xe hoặc khối u.

Chèn ép bán cấp tiến triển qua nhiều ngày đến vài tuần. Nó thường là do

  • Một khối u ngoài tủy di căn

  • Áp xe dưới màng cứng hoặc ngoài màng cứng hoặc tụ máu

  • Thoát vị đĩa đệm cổ hoặc hiếm gặp

Chèn ép mạn tiến triển qua nhiều tháng đến nhiều năm. Nó thường được gây ra bởi

  • Gai xương trong ống sống cổ, ngực, hoặc lưng (ví dụ, do loãng xương hoặc bệnh cột sống, đặc biệt hẹp ống sống).

Tình trạng thoát vị đĩa đệm và phì đại của lớp dây chằng có thể làm nặng thêm sự chèn ép. Các nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm dị dạng thông động-tĩnh mạch và khối u ngoài tủy tăng trưởng chậm.

Lệch khớp cột sống cổ và các bất thường khớp sọ-cổ khác có thể gây chèn ép tủy sống cấp, bán cấp hoặc mạn tính.

Các tổn thương gây chèn ép tủy sống cũng có thể chèn ép các rễ thần kinh hoặc, hiếm khi, làm tắc nghẽn cung cấp máu của tủy sống, gây ra nhồi máu tủy.

Triệu chứng và dấu hiệu chèn ép tủy sống

Chèn ép tủy sống cấp hoặc tiến triển ra các triệu chứng thần kinh mang tính chất phân đoạn tủy, bao gồm liệt hai chân hoặc liệt tứ chi, giảm phản xạ (giai đoạn cấp), sau đó tăng phản xạ, phản xạ babinski (+), mất trương lực cơ tròn (với rối loạn chức năng ruột và bàng quang) và giảm cảm giác. Chèn ép tủy bán cấp hoặc mạn tính có thể khởi phát với biểu hiện đau lưng khu trú, thường lan xuống dưới theo chi phối của rễ thần kinh (đau rễ kiểu), đôi khi tăng phản xạ và mất cảm giác. Triệu chứng mất cảm giác có thể khởi phát ở các phân đoạn cùng cụt. Tình trạng mất chức năng hoàn toàn có thể xảy ra đột ngột và không lường trước được, có thể do nhồi máu tủy sống thứ phát.

Đau tại cột sống là biểu hiện nổi bật nếu nguyên nhân là ung thư biểu mô di căn, áp xe, hoặc tụ máu.

Các tổn thương nội tủy thường có xu hướng gây ra chứng đau rát cục bộ mơ hồ hơn là đau kiểu rễ, đồng thời bảo tồn cảm giác khoanh đoạn tủy cùng cụt. Những tổn thương này thường dẫn đến hậu quả cuối cùng là liệt cứng.

Chẩn đoán chèn ép tủy sống

  • Chụp MRI hoặc CT

Gợi ý chẩn đoán chèn ép tủy khi có biểu hiện đau cột sống hoặc đau kiểu rễ kèm theo giảm phản xạ, vận động hoặc cảm giác, đặc biệt là theo phân đoạn tủy.

Ngọc trai & cạm bẫy

  • Nếu bệnh nhân bị đau đột ngột ở cột sống hoặc vùng đốt sống kèm theo giảm phản xạ, vận động hoặc cảm giác, đặc biệt là ở mức độ phân đoạn, hãy chụp ảnh tủy sống và điều trị nguyên nhân ngay lập tức.

Chụp MRI ngay nếu có sẵn trang thiết bị. Nếu không có MRI, chụp CT tủy được thực hiện; một lượng nhỏ iohexol (một chất cản quang không ion, độ thẩm thấu thấp) được đưa vào qua đường chọc dịch não tủy và cho phép chạy thử để kiểm tra chẹn dịch não tủy (CSF) hoàn chỉnh. Nếu phát hiện đoạn tắc nghẽn, tiến hành đưa chất nhuộm phóng xạ vào thông qua một lỗ xuyên sọ để xác định giới hạn mở rộng của khối. Nếu nghi ngờ các bất thường xương do chấn thương (ví dụ như gãy xương, lệch, trật khớp) cần phải bất động cột sống tức thì, sau đócó thể thực hiện chụp XQ cột sống thường quy. Tuy nhiên, CT phát hiện các bất thường xương tốt hơn.

Điều trị chèn ép tủy sống

  • Giảm chèn ép

Điều trị chèn ép tủy sống là làm giảm áp lực lên tủy sống. Điều trị chèn ép tủy theo hướng giảm áp lực lên tủy Tình trạng mất chức năng không hoàn toàn hoặc diễn biến sớm có thể hồi phục, nhưng mất hoàn toàn chức năng thì hiếm khi hồi phục; do đó, với tình trạng chèn ép cấp tính, cần tiến hành chẩn đoán và điều trị ngay lập tức.

Nếu chèn ép gây ra thiếu hụt thần kinh hoặc gây đau, dexamethasone đường tĩnh mạch, thường là 10 mg, được cho dùng ngay lập tức, sau đó là 16 mg đường uống mỗi ngày chia làm nhiều lần. Phẫu thuật hoặc xạ trị được thực hiện ngay lập tức.

Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Thiếu sót thần kinh xấu đi mặc dù đã điều trị nội khoa tích cực.

  • Cần phải sinh thiết.

  • Cột sống mất vững.

  • Các khối u tái phát sau xạ trị.

  • Áp xe hoặc tụ máu dưới màng cứng hoặc tụ máu ngoài màng cứng đang chèn ép tủy sống.

Những điểm chính

  • Chèn ép tủy sống thường là thứ phát từ một khối bên ngoài.

  • Các triệu chứng có thể bao gồm đau lưng và đau kiểu rễ (sớm) và giảm cảm giác và/hoặc vận động theo kiểu phân đoạn tủy, phản xạ thay đổi, đáp ứng duỗi chân (babinski), và mất trương lực cơ vòng (rối loạn chức năng bàng quang và ruột).

  • Chụp MRI hoặc chụp CT ngay lập tức.

  • Để giảm áp lực lên tủy, tiến hành phẫu thuật hoặc dùng corticosteroid càng sớm càng tốt.