Trong cơ thể, i-ốt (I) liên quan chủ yếu đến việc tổng hợp 2 hormone tuyến giáp, thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3).
(Xem thêm Tổng quan về thiếu hụt khoáng chất và độc tính.)
I-ốt được tìm thấy trong môi trường và trong chế độ ăn chủ yếu dưới dạng iođua. Ở người lớn, khoảng 80% lượng iođua được hấp thụ bị cô lập bởi tuyến giáp. Hầu hết các i-ốt môi trường tìm thấy trong nước biển dưới dạng iođua; một số lượng nhỏ đi vào bầu khí quyển và, thông qua mưa, đi vào nước ngầm và đất gần biển.
Tăng cường muối ăn với iođua (thường là 70 mcg/g) giúp đảm bảo đủ iođua nạp vào (150 mcg/ngày). Nhu cầu cao hơn đối với phụ nữ mang thai (220 mcg/ngày) và phụ nữ cho con bú (290 mcg/ngày).
Độc tính mạn tính có thể xảy ra khi lượng nạp vào > 1,1 mg/ngày. Hầu hết những người ăn vào lượng i-ốt dư thừa vẫn duy trì tuyến giáp bình thường. Một số người ăn vào số lượng dư thừa i-ốt, đặc biệt là những người trước đây có thiếu hụt, phát triển chứng cường giáp (hiện tượng Jod-Basedow). Nghịch lý là, việc hấp thụ i-ốt dư thừa bởi tuyến giáp có thể ức chế tổng hợp hormone tuyến giáp (được gọi là hiệu ứng Wolff-Chaikoff). Do đó, độc tính của i-ốt có thể gây ra bướu giáp iođua, suy giáp, hoặc chứng phù niêm.
Lượng rất lớn iođua có thể gây ra hiện tượng mất vị giác, tăng tiết nước bọt, kích thích hệ tiêu hóa và tổn thương da dạng viêm nang bã. Các bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với một lượng lớn thuốc cản quang có i-ốt hoặc thuốc Amiodarone cần phải theo dõi chức năng tuyến giáp.
Chẩn đoán độc tính i-ốt thường dựa trên kết quả của xét nghiệm chức năng tuyến giáp và hình ảnh, chúng liên quan đến dự kiện lâm sàng. Bài tiết i-ốt có thể đặc trưng hơn nhưng thường không đo lường được.
Điều trị độc tính i-ốt bao gồm việc điều chỉnh các bất thường của tuyến giáp, và điều chỉnh chế độ ăn nếu lượng đưa vào quá mức.
Suy giáp do nhiễm độc iốt thường khỏi sau vài tuần sau khi ngừng uống quá nhiều iốt; tuy nhiên, một số bệnh nhân vẫn bị suy giáp vĩnh viễn và cần phải thay thế hóc môn tuyến giáp liên tục.