Khối vùng bìu không đau

TheoGeetha Maddukuri, MD, Saint Louis University
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 9 2024

Một khối u vùng bìu không đau thường được chú ý bởi bệnh nhân nhưng cũng có thể được phát hiện ngẫu nhiên khi khám sức khoẻ định kỳ.

Đau bìu và các khối u bìu gây đau hoặc sưng có thể do xoắn tinh hoàn, xoắn ruột thừa, viêm mào tinh hoàn,viêm mào tinh hoàn-tinh hoàn, áp xe bìu, chấn thương, thoát vị bẹn nghẹt, viêm tinh hoàn và hoại thư Fournier.

Căn nguyên của khối u bìu không đau

Có nhiều nguyên nhân (xem bảng Một số nguyên nhân gây ra các khối vùng bìu không đau) gây ra các khối vùng bìu không đau nhưng phổ biến nhất bao gồm:

  • Tràn dịch màng tinh hoàn

  • Thoát vị bẹn chưa bị nghẹt

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh (biểu hiện ở 20% nam giới trưởng thành)

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm nang mào tinh hoàn, khối tụ máu, tràn dịch màng tinh hoàn do thừa dịch và đôi khi ung thư tinh hoàn. Ung thư tinh hoàn phải nghĩ đến đầu tiên khi có khối u vùng bìu không đau. Mặc dù nó hiếm gặp hơn so với các nguyên nhân khác được liệt kê, nhưng đây là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới < 40 tuổi; và nó đáp ứng tốt với điều trị, vì vậy nhận biết sớm là rất quan trọng.

Bảng
Bảng

Đánh giá khối u bìu không đau

Lịch sử

Tiền sử của bệnh hiện tại nên chú ý đến thời gian xuất hiện các triệu chứng, ảnh hưởng của tư thế và sự tăng áp lực trong bụng, sự xuất hiện cũng như đặc điểm của các triệu chứng liên quan như đau.

Khám toàn diện nên tìm kiếm các triệu chứng gợi ý nguyên nhân có thể, bao gồm đau bụng, chán ăn, hoặc nôn (thoát vị bẹn nghẹt ngắt quãng); khó thở và phù chân (suy tim phải); trướng bụng (cổ trướng); và giảm ham muốn tình dục, nữ hoá và vô sinh (teo tinh hoàn do giãn tĩnh mạch thừng tinh hai bên).

Tiền sử y khoa nên xác định các bệnh lý hiện có mà nó có thể gây ra khối tinh hoàn(ví dụ, suy tim phải, phù bạch mạch); Các bệnh lý tinh hoàn đã biết (ví dụ, u tinh hoàn hoặc là viêm mào tinh hoàn gây ra tràn dịch màng tinh hoàn); tiền sử phẫu thuật hoặc xạ trị vùng chậu hoặc thoát vị bẹn.

Khám thực thể

Khám thực thể bao gồm đánh giá các bệnh lý hệ thống có thể gây phù nề (ví dụ như suy tim, xơ gan) và kiểm tra chi tiết vùng bẹn cơ quan sinh dục.

Khám vùng bẹn và cơ quan sinh dục nên được thực hiện ở tư thế đứng và nằm. Vùng bẹn được kiểm tra và sờ nắn, đặc biệt đối đặc biệt trong các trường hợp khối ở bìu có sự thay đổi kích thước. Tinh hoàn, mào tinh, và thừng tinh nên được sờ nắn để phát hiện để tình trạng sưng nề, u cục, tình trạng đau khi chạm. Sờ nắn cẩn thận thường có thể xác định được giới hạn của một khối u riêng biệt với các cấu trúc của tinh hoàn. Một khối không thay đổi kích thước cần được soi da bìu để giúp xác định xem đó là khối u đặc hay nang.

Các dấu hiệu cảnh báo

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Khối không giảm kích thước và che lấp cấu trúc thừng tinh bình thường

  • Khối chiếm một phần hoặc dính liền với tinh hoàn và không cho ánh sáng xuyên qua khi soi da bìu

Giải thích các dấu hiệu

Một khối không thể giảm được kích thước và che khuất cấu trúc thừng tinh gợi ý thoát vị bẹn nghẹt. Nếu một khối chiếm một phần hoặc dính liền với tinh hoàn và không cho ánh sáng xuyên qua khi soi da bìu gợi ý có thể là ung thư tinh hoàn.

Các đặc điểm lâm sàng khác có thể cung cấp các thông tin quan trọng (xem bảng: Một số nguyên nhân của khối u bìu không đau). Ví dụ, một khối mà cho ánh sáng xuyên qua khi soi da bìu có thể là một nang dịch (ví dụ, tràn dịch màng tinh hoàn, u nang mào tinh). Một khối biến mất hoặc trở nên nhỏ hơn khi nằm ngửa gợi ý giãn tĩnh mạch thừng tinh, thoát vị bẹn, hoặc tràn dịch màng tinh hoàn do còn ống phúc tinh mạc. Khi có tràn dịch màng tinh hoàn, việc đánh giá các khối khác của bìu khi thăm khám trở lên khó khăn hơn. Hiếm khi, hình ảnh giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn tồn tại khi bệnh nhân nằm hoặc xuất hiện ở bên phải; một trong hai tình huống này gợi ý sự tắc tĩnh mạch chủ dưới.

Xét nghiệm

Đánh giá lâm sàng đã có thể chẩn đoán nhiều bệnh (ví dụ, trong giãn tĩnh mạch thừng tinh, phù bạch mạch, thoát vị bẹn); nếu chưa rõ ràng, xét nghiệm đặc thù sẽ được thực hiện. Siêu âm có chẩn đoán hình ảnh Doppler được thực hiện khi:

  • Chẩn đoán là chưa rõ ràng

  • Khi có tràn dịch màng tinh hoàn kèm theo (để chẩn đoán tổn thương khác của tinh hoàn)

  • Khối u không cho ánh sáng xuyên qua khi soi da bìu

Nếu siêu âm xác định có khối u đặc chắc, thì xét nghiệm tiếp theo là xét nghiệm kiểm tra ung thư tinh hoàn (xem Ung thư tinh hoàn: Chẩn đoán), bao gồm:

  • Nồng độ gonadotropin màng đệm ở người (hCG)

  • Định lượng alpha-fetoprotein (AFP)

  • Mức dehydrogenase lactic

  • CT ổ bụng

Điều trị khối u bìu không đau

Điều trị theo nguyên nhân. Không phải mọi trường hợp bìu sưng to đều cần điều trị. Nếu nghi ngờ thoát vị bẹn, khối thoát vị có thể được thử đẩy trở lại ổ bụng (xem Thoát vị thành bụng).

Những điểm chính

  • Một khối không thể giảm được kích thước và che khuất cấu trúc thừng tinh gợi ý thoát vị bẹn nghẹt.

  • Một khối u đặc, một khối u không cho ánh sáng xuyên qua, hoặc có cả hai đều cần được đánh giá là ung thư tinh hoàn.

  • Cần xác định nguyên nhân của tràn dịch màng tinh hoàn.