Vỡ tử cung

TheoJulie S. Moldenhauer, MD, Children's Hospital of Philadelphia
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 1 2024

Vỡ tử cung là tình trạng vỡ nội mạc tử cung vào cuối thai kỳ trước khi chuyển dạ hoặc trong khi chuyển dạ, thường xảy ra ở những bệnh nhân đã phẫu thuật tử cung trước đó (ví dụ: mổ lấy thai hoặc cắt bỏ u xơ tử cung), nhưng nó có thể xảy ra ở tử cung không có sẹo. Tình trạng này có thể dẫn đến băng huyết ở mẹ, rách bàng quang hoặc cắt tử cung.

Vỡ tử cung rất hiếm găp. Nó có thể xảy ra vào cuối thai kỳ trước khi chuyển dạ hoặc trong khi chuyển dạ.

Vỡ tử cung xảy ra thường xuyên nhất dọc theo các vết mổ đã lành ở những phụ nữ đã từng sinh mổ trước đó. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm bất thường bẩm sinh ở tử cung, chấn thương và các thủ thuật phẫu thuật tử cung khác như cắt bỏ u xơ hoặc phẫu thuật mẹ-thai mở.

Nguyên nhân gây vỡ tử cung

Các nguyên nhân gây vỡ tử cung bao gồm

  • Tử cung căng quá mức (đẻ nhiều lần, đa ối, thai nhi bất thường)

  • Xoay thai ngoài hoặc bên trong

  • Thủng tử cung do thầy thuốc

  • Sử dụng thuốc co hồi tử cung quá mức

  • Không nhận ra chuyển dạ đẻ khó với các cơn co tử cung quá mức với đoạn dưới tử cung có vòng co thắt

Nếu những phụ nữ đã từng được mổ lấy thai trước đó muốn thử sinh đường âm đạo, không nên dùng prostaglandin vì chúng làm gia tăng nguy cơ vỡ tử cung.

Triệu chứng và dấu hiệu của vỡ tử cung

Các triệu chứng và dấu hiệu của vỡ tử cung bao gồm nhịp tim chậm của thai nhi, cử động thai thay đổi chứng tỏ giảm thể tích máu, mất vị trí thai nhi (phát hiện trong khi khám cổ tử cung) và đau bụng trầm trọng hoặc liên tục. Nếu thai đã bị tống ra khỏi tử cung và nằm trong ổ phúc mạc, khả năng bị bệnh và tử vong của thai nhi và mẹ tăng lên đáng kể.

Chẩn đoán vỡ tử cung

  • Phẫu thuật mở bụng

Chẩn đoán được xác nhận bằng phẫu thuật mở bụng.

Điều trị vỡ tử cung

  • Phẫu thuật nội soi khi mổ lấy thai

  • Cắt bỏ tử cung, nếu cần thiết

Điều trị vỡ tử cung là mở bụng ngay bằng mổ lấy thai, và nếu cần thiết, cắt bỏ tử cung.