Những triệu chứng gợi ý khi tiếp cận bệnh nhân có biểu hiện đánh trống ngực

Dấu hiệu

Nguyên nhân có thể

Thỉnh thoảng có cảm giác hụt nhịp

PAC, PVC

Hồi hộp trống ngực với cảm giác tim đập nhanh, đều, khởi phát và kết thúc đột ngột

Tiền sử thường có những đợt tái phát triệu chứng

PSVT, cuồng động nhĩ có blóc nhĩ thất 2:1, VT

Ngất sau đánh trống ngực

Rối loạn chức năng nút xoang, đường dẫn truyền bắc cầu nhĩ thất (như trong hội chứng Wolff-Parkinson-White), hội chứng QT dài bẩm sinh, nhịp nhanh thất, rung nhĩ, cuồng động nhĩ

Đánh trống ngực khi tập luyện hoặc khi đang có cảm xúc mạnh

Nhịp nhanh xoang (đặc biệt ở người khỏe mạnh)

Rối loạn nhịp thất do thiếu máu khi tập luyện quá mức (đặc biệt ở những người có bệnh lý do loạn nhịp bẩm sinh hoặc bệnh mạch vành)

Đánh trống ngực sau sử dụng thuốc*

Nguyên nhân do thuốc

Cảm giác sợ hãi, lo lắng hoặc hoảng loạn

Gợi ý (nhưng không xác nhận) một yếu tố tâm lý

Phẫu thuật gần đây (giai đoạn sau phẫu thuật)

Nhịp nhanh xoang (do nhiễm trùng, chảy máu, tắc mạch phổi, đau), rung nhĩ, cuồng động nhĩ

Tái phát nhiều đợt từ lúc còn bé

Loạn nhịp trên thất (ví dụ: đường dẫn truyền vòng vào lại ở nút nhĩ thất, hội chứng Wolff-Parkinson-White)

Hội chứng QT kéo dài bẩm sinh (thường biểu hiện ở tuổi vị thành niên)

Tiền sử gia đình ngất hoặc tử vong đột ngột

Hội chứng Brugada, hội chứng QT dài bẩm sinh, bệnh cơ tim giãn di truyền, bệnh cơ tim thất phải do loạn nhịp hoặc bệnh cơ tim phì đại

* Vai trò của việc sử dụng thuốc (đặc biệt là thuốc) hoặc chất kích thích (ví dụ: caffeine hàng ngày) thường xuyên có thể khó xác định; đôi khi thử cai thuốc có thể chẩn đoán được. Cần theo dõi tình trạng hạ kali máu ở tất cả các thuốc tác động trên hệ tim mạch, hầu hết các thuốc điều trị tâm thần và tất cả các thuốc có khả năng gây rối loạn điện giải.

CAD = bệnh mạch vành; PAC = ngoại tâm thu nhĩ; PSVT = Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất; PVC = ngoại tâm thu thất.

Trong các chủ đề này