Hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi là tình trạng quấy khóc thường xuyên và kéo dài mà không rõ lý do ở trẻ nhũ nhi khỏe mạnh.
Mặc dù thuật ngữ colic gợi ý nguyên nhân tại đường ruột, nhưng căn nguyên thật sự chưa rõ ràng.
Hội chứng này thường xuất hiện trong tháng đầu tiên, đạt mức đỉnh điểm vào khoảng 6 tuần tuổi, và tự nhiên hết vào lúc 3 đến 4 tháng tuổi. Các cơn khóc bất thường hoặc khó chịu thường xảy ra vào cùng thời điểm trong ngày hoặc ban đêm và diễn ra trong nhiều giờ mà không có lý do rõ ràng. Một vài trẻ nhỏ khóc gần như không ngừng. Việc khóc quá mức có thể gây ra hiện tượng nuốt hơi, dẫn đến đầy hơi và đầy bụng. Thông thường, trẻ đau bụng colic ăn uống và tăng cân bình thường, mặc dù việc quấy khóc nhiều có thể làm trẻ không bú được dẫn tới tình trạng đói quá mức. Hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi không liên quan đến sự phát triển tính cách thích nài nỉ hay thiếu kiên nhẫn.
Đánh giá về Colic
Mục tiêu là để phân biệt hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi với các nguyên nhân khác gây khóc, đặc biệt các bệnh lý nghiêm trọng và/hoặc các rối loạn có thể điều trị
Tăng áp lực nội sọ
tóc quấn quanh ngón tay hoặc chân
Lịch sử
Bệnh sử của bệnh hiện tại nên xác định thời điểm bắt đầu và thời gian khóc cũng như đáp ứng với những nỗ lực kiên nhẫn với tình trạng của trẻ và cần xác định xem trẻ khóc có phải là ngoài giới hạn bình thường (lên đến 3 giờ/ngày ở trẻ 6 tuần tuổi).
Rà soát hệ thống nên tìm kiếm các triệu chứng của các rối loạn khác, bao gồm táo bón, tiêu chảy và nôn chớ (rối loạn dạ dày ruột) và ho, thở khò khè, và tắc mũi (nhiễm trùng đường hô hấp).
Tiền sử liên quan đến việc đặt câu hỏi kỹ lưỡng, có thể thể hiện rằng khóc không phải là dấu hiệu đáng quan tâm hàng đầu mà là triệu chứng để bố mẹ đưa trẻ đến khám bác sĩ để giải quyết các vấn đề lo lắng khác-ví dụ như lo lắng về cái chết của đứa trẻ trước đây hoặc cảm giác không có khả năng đương đầu với một đứa trẻ mới sinh.
Khám thực thể
Khám lâm sàng khởi đầu bằng việc đánh giá các dấu hiệu sống và qua đó kiểm tra các dấu hiệu của chấn thương hoặc bệnh tật. Thông thường, không phát hiện thấy bất thường nào khi khám cho trẻ khỏe mạnh nhưng có triệu chứng đau bụng và việc khám giúp cha mẹ yên tâm.
Các dấu hiệu cảnh báo
Giải thích các dấu hiệu
Thông thường, trẻ bị đau bụng colic có biểu hiện nhiều ngày hoặc nhiều tuần lặp đi lặp lại, khóc hàng ngày; tiền sử và thăm khám bình thường ở thời điểm hiện tại làm thầy thuốc yên tâm hơn so với trẻ nhỏ với biểu hiện khóc cấp tính (1-2 ngày).
Xét nghiệm
Không cần phải tiến hành làm xét nghiệm trừ khi các biểu hiện bất thường được phát hiện qua hỏi bệnh hoặc thăm khám.
Điều trị colic
Các bậc cha mẹ cần phải hiểu rằng ở các trẻ nhỏ khỏe mạnh, sự kích thích ruột không phải do chế độ ăn uống không đảm bảo, và đau bụng sẽ tự thoái lui mà không có những tác dụng phụ lâu dài. Các bác sĩ cũng cần hiểu rằng khi trẻ nhũ nhi bị đau bụng colic có thể làm ảnh hưởng như thế nào lên tâm lý của cha mẹ trẻ.
Các biện pháp sau đây có thể hỗ trợ:
Đối với trẻ sơ sinh khóc trong thời gian ngắn: Trẻ được ôm, lắc nhẹ, hoặc vỗ nhẹ nhàng
Đối với những trẻ có khả năng mút sữa rất mạnh và tiếp tục muốn bú mẹ sau khi ăn: Cơ hội để mút nhiều hơn (ví dụ như dùng núm vú giả)
Nếu cho trẻ bú bình < 15 đến 20 phút: Núm vú có lỗ nhỏ, núm vú giả hoặc cả hai
Đối với trẻ vận động liên tục không ngừng: Quấn chặt trẻ
Trẻ bị rung, âm nhạc và tiếng ồn trắng (ví dụ như từ máy hút bụi, động cơ xe máy, hoặc quần áo hoặc máy sấy tóc) cũng cần làm giảm tác động. Vì mệt mỏi thường góp phần gây quấy khóc, cha mẹ cần được hướng dẫn để đặt trẻ thường xuyên vào nôi khi trẻ tỉnh giấc để khuyến khích những thói quen ngủ ngon và giúp trẻ không phụ thuộc vào cha mẹ, nhạc, núm vú giả, tiếng ồn đặc thù, hoặc cái gì khác để ngủ.
Một công thức giảm dị ứng có thể được thử nghiệm một thời gian ngắn để xác định xem trẻ có không dung nạp đạm sữa bò không, tuy nhiên nên tránh chuyển đổi sữa thường xuyên. Đôi khi ở trẻ bú mẹ, loại bỏ sữa bò hoặc thức ăn khác (đặc biệt là các thức ăn có chất kích thích (ví dụ như cà phê, trà, cola, sô cô la, các chất bổ sung) từ chế độ ăn của người mẹ sẽ giúp giảm bớt, cũng như ngừng sử dụng các thuốc chứa chất kích thích (ví dụ, thuốc co mạch mũi).
Những điểm chính
Hội chứng đau bụng colic ở trẻ nhũ nhi thường làm trẻ khóc quá nhiều nhưng không có nguyên nhân và xảy ra trên trẻ khỏe mạnh.
Đau bụng thường kết thúc khi trẻ được 3 đến 4 tháng tuổi.
Loại trừ các nguyên nhân y khoa qua hỏi bệnh sử và thăm khám lâm sàng, các xét nghiệm không cần thiết trừ khi có các dấu hiệu gợi ý đặc hiệu.
Có thể thử các biện pháp vật lý (ví dụ: đung đưa, nhún nhảy, quấn tã) cũng như thay đổi chế độ ăn uống; phản ứng với các biện pháp này khác nhau và thường đau bụng chỉ hết theo thời gian.