Ho ở trẻ em

TheoDeborah M. Consolini, MD, Thomas Jefferson University Hospital
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 11 2022

Ho là một phản xạ giúp tống các chất dịch trong đường thở ra ngoài, làm sạch đường thở, bảo vệ đường thở khỏi các dị vật xâm nhập, và có thể là triệu chứng của bệnh. Ho là một trong những triệu chứng thường gặp nhất khiến cha mẹ đưa con mình tới cơ sở y tế.

Căn nguyên của ho ở trẻ em

Nguyên nhân của ho khác nhau tùy thuộc vào tính chất ho cấp tính (< 4 tuần) hoặc mạn tính (> 4 tuần). (Xem bảng Một số nguyên nhân gây ho ở trẻ em.)

Nguyên nhân phổ biến nhất của ho cấp tính

Nguyên nhân phổ biến nhất của ho mạn tính

Hít phải dị vật và các bệnh như xơ nang và rối loạn vận động lông mao tiên phát là các bệnh hiếm gặp, nhưng chúng có thể dẫn đến ho kéo dài.

Bảng
Bảng

Đánh giá ho ở trẻ em

Lịch sử

Bệnh sử của các bệnh hiện nay gồm thời gian và tính chất của ho (ho ông ổng, ho khan, ho bất thường) và tính chất khởi phát (đột ngột hoặc nhẹ nhàng). Bác sĩ nên hỏi về các triệu chứng có liên quan. Một số triệu chứng này rất phổ biến (ví dụ: sổ mũi, đau họng, sốt); những triệu chứng khác có thể gợi ý một nguyên nhân cụ thể: nhức đầu, ngứa mắt và đau họng (chảy nước mũi sau); thở khò khè và ho khi gắng sức (hen suyễn); đổ mồ hôi ban đêm (lao [TB]); và ở trẻ sơ sinh, nôn trớ, dễ kích thích hoặc ưỡn lưng sau khi bú (trào ngược dạ dày thực quản). Đối với trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi, cha mẹ cần được hỏi về khả năng trẻ bị dị vật đường thở, bao gồm anh chị lớn hơn hoặc khách viếng thăm với các đồ chơi nhỏ, tiếp cận các vật nhỏ và ăn các loại thực phẩm nhỏ, mềm như lạc, nho.

Rà soát hệ thống cần lưu ý đến các triệu chứng gợi ý nguyên nhân, bao gồm đau bụng (một số bệnh phổi do vi khuẩn), giảm cân hoặc tăng cân chậm và phân có mùi hôi (xơ nang) và đau cơ (có thể liên quan đến bệnh do vi rút hoặc viêm phổi không điển hình nhưng thường không liên quan đến viêm phổi do vi khuẩn).

Tiền sử y khoa cần đánh giá các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp mới mắc, viêm phổi tái đi tái lại, tiền sử về các dị nguyên đã được xác định liên quan đến hen, nguy cơ mắc lao (tiếp xúc với người đã mắc hoặc nghi ngờ nhiễm lao, tiếp xúc với nhà tù, nhiễm HIV, đi du lịch hoặc nhập cảnh từ các quốc gia có nguy cơ mắc bệnh lao) và tiếp xúc với chất kích thích hô hấp.

Khám thực thể

Các dấu hiệu sống, bao gồm nhịp thở, nhiệt độ và độ bão hòa oxy, cần lưu ý. Dấu hiệu suy hô hấp (ví dụ như phập phồng cánh mũi, co kéo cơ liên sườn, tím, thở rên, thở rít thì thở vào, mệt mỏi) cần được lưu ý.

Kiểm tra đầu và cổ nên tập trung vào sự xuất hiện và lượng dịch mũi và tình trạng cuốn mũi (nhợt nhạt, sưng nề, hoặc viêm). Kiểm tra họng bao gồm cả dịch ở lỗ mũi sau.

Khu vực cổ và hố thượng đòn cũng cần lưu ý và sờ kiểm tra hạch bạch huyết.

Khám hô hấp tập trung phát hiện tiếng thở bất thường như thở rít thanh quản, thở khò khè, rale nổ, ral phế quản, giảm thông khí phổi và các dấu hiệu của hội chứng đông đặc (ví dụ, rung thanh tặng, thay đổi từ E đến A, gõ đục).

Kiểm tra ổ bụng nên tập trung vào dấu hiệu đau bụng, đặc biệt là ở phần 1/4 trên bụng (gợi ý viêm phổi thùy dưới bên trái hoặc phải).

Khám chi cần lưu ý dấu hiệu tím hoặc móng tay móng chân dùi trống (xơ nang).

Các dấu hiệu cảnh báo

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Tím hoặc thiếu oxy được đo qua máy đo bão hòa oxy qua da

  • Thở rít

  • Suy hô hấp

  • Biểu hiện hội chứ nhiễm độc

  • Khám phổi bất thường

Giải thích các dấu hiệu

Các dấu hiệu lâm sàng thường chỉ ra một nguyên nhân cụ thể ( xem Bảng: Một số nguyên nhân gây ho ở trẻ em); sự khác biệt giữa ho cấp tính và mạn tính đặc biệt hữu ích, mặc dù điều quan trọng cần lưu ý là nhiều bệnh gây ho mạn tính bắt đầu cấp tính và bệnh nhân có thể đến khám trước khi 4 tuần trôi qua.

Các đặc điểm khác của ho rất hữu ích nhưng không đặc hiệu. Ho ông ổng gợi ý viêm thanh khí phế quản hoặc là viêm khí quản; nó cũng có thể là đặc trưng của ho thần kinh hoặc ho do viêm long đường hô hấp trên. Ho khan là đặc tính của ho do virut hay viêm phổi không điển hình. Ho dữ dội là đặc điểm của ho gà hoặc viêm phổi do virus (adenovirus). Chậm lớn hoặc sút cân có thể xảy ra với Lao hoặc xơ nang. Ho về đêm có thể do chảy dịch ở lỗ mũi sau hoặc hen. Ho vào lúc bắt đầu giấc ngủ và vào buổi sáng gây thức giấc thường chỉ ra viêm xoang; ho vào giữa đêm liên quan nhiều đến hen. Ở trẻ nhỏ bị ho đột ngột và không sốt hoặc không có các triệu chứng viêm đường hô hấp trên, bác sỹ cần lưu ý nguy cơ dị vật đường thở.

Xét nghiệm

Trẻ em với các dấu hiệu cờ đỏ cần đo bão hòa oxy và chụp X-quang ngực. Tất cả trẻ em bị ho mãn tính đều cần chụp X-quang ngực.

Trẻ thở khò khè, chảy nước dãi, sốt và lo lắng rõ rệt cần được đánh giá viêm nắp thanh quản thường trong phòng mổ bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẵn sàng đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản ngay lập tức. Nếu nghi ngờ dị vật đường thở, cần chụp X-quang ngực cả hai thì hít vào và thở ra (hoặc ở một số trung tâm chụp CT ngực).

Trẻ em có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh lao hoặc sụt cân nên chụp X-quang ngực và xét nghiệm dẫn xuất protein tinh khiết (PPD) hoặc xét nghiệm giải phóng interferon-gamma.

Trẻ bị viêm phổi tái đi tái lại, chậm phát triển, phân có mùi hôi cần chụp X-quang ngực và làm test mồ hôi để chẩn đoán bệnh xơ nang.

Ho cấp tính ở trẻ em có các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên và không có dấu hiệu cảnh báo thường là do nhiễm vi rút. Xét nghiệm hiếm khi được chỉ định trừ khi cần thiết để kiểm soát lây nhiễm (ví dụ: đợt bùng phát COVID-19 tại trường học hoặc trung tâm chăm sóc ban ngày). Nhiều trẻ em khác không có dấu hiệu cờ đỏ được giả định chẩn đoán sau khi hỏi bệnh sử và khám lâm sàng. Xét nghiệm không cần thiết trong mọi trường hợp; tuy nhiên nếu điều trị theo kinh nghiệm không đạt hiệu quả, cần phải làm xét nghiệm. Ví dụ, nếu nghi ngờ viêm xoang dị ứng và điều trị bằng thuốc kháng histamine không làm giảm triệu chứng, chụp CT vùng đầu có thể là cần thiết để đánh giá thêm. Nghi ngờ rối loạn trào ngược dạ dày thực quản được điều trị không thành công bằng thuốc chẹn H2 và/hoặc thuốc ức chế bơm proton có thể yêu cầu đánh giá bằng nghiên cứu que đo pH hoặc que đo trở kháng hoặc nội soi.

Điều trị ho ở trẻ em

Điều trị ho là điều trị bệnh nền. Ví dụ, kháng sinh dùng để điều trị viêm phổi do vi khuẩn; thuốc giãn phế quản và thuốc chống viêm dùng cho bệnh hen. Trẻ em bị nhiễm virut nên được chăm sóc hỗ trợ, bao gồm oxy và/hoặc thuốc giãn phế quản nếu cần.

Có rất ít bằng chứng ủng hộ việc sử dụng thuốc giảm ho và tiêu đờm. Ho là một cơ chế quan trọng để làm sạch các chất bài tiết từ đường thở và có thể hỗ trợ phục hồi sau nhiễm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Không khuyến khích sử dụng các thuốc không đặc hiệu để giảm ho ở trẻ em.

Những điểm chính

  • Chẩn đoán lâm sàng thường đầy đủ.

  • Cần có chỉ số nghi ngờ cao đối với việc hút dị vật nếu trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi.

  • Thiếu các bằng chứng chứng minh thuốc giảm ho và long đờm có hiệu quả trong hầu hết các trường hợp.

  • Chụp X-quang ngực nếu bệnh nhân có dấu hiệu cờ đỏ hoặc ho mãn tính.