Khi ở trong bệnh viện, người mới làm cha mẹ nên được dạy cách cho trẻ sơ sinh bú, tắm và mặc quần áo và làm quen với các hoạt động, tín hiệu và âm thanh của trẻ sơ sinh.
Trước khi xuất viện, bác sĩ lâm sàng nên thảo luận với cha mẹ về các khía cạnh chăm sóc thông thường liên quan đến dây rốn, cắt bao quy đầu, cân nặng, nước tiểu và đại tiện. Trẻ sơ sinh không đi ngoài phân su trong 24 giờ đầu cần phải được đánh giá lại.
Chăm sóc và theo dõi thường quy ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có thể tắm (nếu cha mẹ muốn) khi thân nhiệt của trẻ đã ổn định ở 37°C trong 2 giờ.
Dây rốn
Kẹp rốn có thể được gỡ bỏ khi dây rốn khô, thường là 24 giờ.
Chăm sóc dây rốn nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng rốn (viêm rốn). Cuống rốn nên được giữ sạch và khô; sự chăm sóc khác thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sinh. Trong trường hợp sinh tại bệnh viện (hoặc sinh tại nhà được chăm sóc đúng cách), dây rốn được kẹp và cắt vô trùng, chăm sóc dây rốn khô hoặc làm sạch bằng xà phòng và nước là đủ; các tác nhân tại chỗ không làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi kẹp và/hoặc cắt rốn không được vô trùng (ví dụ, ở một số quốc gia chưa được phục vụ tốt về mặt y tế, việc sinh đẻ ngoài bệnh viện diễn ra nhanh chóng), việc bôi thuốc sát trùng tại chỗ (ví dụ: chlorhexidine) lên dây rốn sẽ làm giảm nguy cơ viêm rốn và tử vong sơ sinh. Dây rốn nên được quan sát hàng ngày đảm bảo không đỏ và khô.
Cắt bao quy đầu
Nếu gia đình mong muốn, có thể cắt bao quy đầu an toàn, sử dụng thuốc gây tê tại chỗ, trong những ngày đầu tiên của trẻ. Thủ thuật cần phải được trì hoãn nếu người mẹ đã dùng thuốc chống đông máu hoặc aspirin, nếu có tiền sử gia đình bị rối loạn chảy máu, hoặc nếu trẻ sơ sinh bị lệch lỗ niệu đạo, tật lỗ tiểu lệch dưới hoặc bất kỳ bất thường nào khác của quy đầu hoặc dương vật (vì bao quy đầu có thể được sử dụng sau này trong phẫu thuật phục hồi thẩm mỹ). Cắt bao quy đầu thường bị hoãn lại ít nhất là sau lần tiểu tiện đầu tiên; không tiểu tiện trong vòng 12h có thể là biểu hiện của biến chứng.
Cắt bao quy đầu không nên thực hiện nếu trẻ sơ sinh có bệnh hemophilia hoặc rối loạn chảy máu khác.
Cân nặng
Hầu hết trẻ sơ sinh mất từ 5 đến 7% trọng lượng sinh trong vài ngày đầu của cuộc đời, nguyên nhân ban đầu là do chất lỏng bị mất qua nước tiểu và nước mất vô hình, nguyên nhân thứ hai là mất qua phân su, bong gây trên da và dây rốn khô.
Đi tiểu và đại tiện
Trong 2 ngày đầu tiên, nước tiểu có thể làm bỉm ố màu cam hoặc hồng vì tinh thể urê, đây là kết quả bình thường của lắng đọng nước tiểu. Hầu hết trẻ sơ sinh tiểu trong vòng 24 giờ sau sinh; thời gian trung bình của lần đi tiểu đầu tiên là 7 đến 9 giờ sau khi sinh, và ít nhất là 2 lần trong vòng 24 giờ đầu tiên.
Tình trạng trễ bao quy đầu phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh nam và có thể do bao quy đầu bó chặt; tình trạng mất khả năng tiểu tiện của trẻ sơ sinh nam có thể cho biết có các van niệu đạo sau. Nếu trẻ sơ sinh đã được cắt bao quy đầu, việc không đi tiểu trong vòng 12 giờ sau khi thực hiện thủ thuật có thể là dấu hiệu của một biến chứng.
Phân su
Nếu chưa đi ngoài phân su trong vòng 24 giờ, bác sĩ lâm sàng nên cân nhắc đánh giá trẻ sơ sinh có bất thường về giải phẫu, chẳng hạn như không hậu môn, bệnh Hirschsprung, và xơ nang (có thể gây ra tắc ruột phân xu).
Trẻ sơ sinh xuất viện
Trẻ sơ sinh được xuất viện trong vòng 48 giờ nên được đánh giá dinh dưỡng trong vòng 2 đến 3 ngày (sữa mẹ hoặc sữa bột), hydrat hóa và vàng da (đối với những trẻ có nguy cơ cao).
Theo dõi cho trẻ sơ sinh được xuất viện sau 48 giờ nên dựa trên các yếu tố nguy cơ, bao gồm những bệnh về vàng da và khó khăn khi bú mẹ, và bất kỳ vấn đề nào được xác định.