Tổng quan về trật khớp

TheoDanielle Campagne, MD, University of California, San Francisco
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 1 2023

Trật khớp là sự di lệch hoàn toàn của 2 đầu xương của khớp. Bán trật khớp là di lệch một phần. Thông thường, nhân viên y tế sẽ nắn khớp, nhưng đôi khi khớp tự nắn trật (tụ về vị trí ban đầu).

Ngoài trật khớp, các tổn thương hệ vận động khác bao gồm:

Tổn thương cơ xương khớp khá phổ biến và rất khác nhau về cơ chế, mức độ nghiêm trọng và điều trị. Các chi, cột sống và xương chậu có thể bị ảnh hưởng.

Chấn thương cơ xương có thể xảy ra riêng lẻ hoặc là một phần của chấn thương đa hệ (xem Phương pháp tiếp cận bệnh nhân chấn thương). Hầu hết các chấn thương hệ cơ xương khớp gây ra bởi vật tù, nhưng tất nhiên các vật sắc nhọn cũng có thể gây tổn thương hệ này.

Chấn thương cột sống có thể là nguyên nhân gây trật hoặc bán trật khớp; bán trật cột sống không do chấn thương cũng có thể xảy ra. Trật khớp hàm dưới có thể xuất hiện tự nhiên.

Trật khớp hở (thông thương ổ khớp với môi trường bên ngoài qua vết thương phần mềm) hoặc kín.

Tiên lượng và điều trị rất khác nhau tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của trật khớp.

Các biến chứng

Những biến chứng nghiêm trọng của trật khớp ít gặp nhưng có thể đe doạ tính mạng hoặc tàn phế hoặc là nguyên nhân gây mất chức năng chi vĩnh viễn. Nguy cơ biến chứng cao với trật hở (có thể dẫn đến nhiễm trùng) và với trật khớp gây tổn thương mạch máu làm giảm tưới máu mô và tổn thương thần kinh. Trật khớp, đặc biệt nếu không nắn chỉnh, có nguy cơ cao về tổn thương mạch máu và thần kinh hơn là gãy xương. Trật khớp kín không kèm theo tổn thương mạch máu hoặc thần kinh, đặc biệt là những khớp được nắn chỉnh sớm, ít có khả năng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Các biến chứng cấp tính (tổn thương phối hợp) bao gồm:

  • Gãy xương: Gãy xương có thể đi kèm trật khớp (ví dụ, trật khớp vai và gãy mấu chuyển lớn).

  • Chảy máu: Chảy máu đi kèm với cả các tổn thương mô mềm nghiêm trọng.

  • Tổn thương mạch máu: Một số trật khớp kín, đặc biệt là trật khớp gối hoặc khớp háng, làm thiếu máu gây thiếu máu cục bộ ở ngoại vi; tổn thương mạch máu có thể được thể hiện trên lâm sàng vài giờ sau khi bị thương.

  • Tổn thương thần kinh: Thần kinh có thể bị tổn thương do căng giãn khi trật khớp. Tùy thuộc vào nguyên nhân trật khớp, thần kinh có thể bị đụng dập, dập nát, hoặc đứt. Khi các dây thần kinh bị đụng dập (gọi là neurapraxia), làm giảm dẫn truyền thần kinh, nhưng dây thần kinh không bị đứt. Mất chức năng thần kinh tạm thời gây ra mất vận động và/hoặc cảm giác tạm thời; chức năng thần kinh hồi phục hoàn toàn trong khoảng 6-8 tuần. Khi dây thần kinh bị giập nát (gọi là đứt sợi trục thần kinh), sợi trục bị thương, nhưng bao myelin thì không. Tổn thương này nghiêm trọng hơn so với chứng đè ép phù nề. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, dây thần kinh có thể tái tạo trong nhiều tuần đến nhiều năm. Thông thường, các dây thần kinh bị đứt (gọi là thần kinh gián đoạn) chỉ khi trật khớp hở. Các dây thần kinh bị đứt không tự lành và cần phải được phẫu thuật.

  • Nhiễm trùng: Bất kỳ tổn thương nào cũng có thể bị nhiễm trùng, nhưng nguy cơ cao nhất với những bệnh nhân trật hở hoặc phẫu thuật. Nhiễm trùng cấp tính có thể dẫn đến viêm tủy xương, đây là một bệnh nhiễm trùng xương khó chữa khỏi.

Các biến chứng xa trật khớp bao gồm những điều sau đây:

  • Sự mất vững: Những trật khớp khác nhau có thể dẫn đến sự mất vững khớp. Mất vững có thể làm mất chức năng và làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

  • Cứng khớp và giảm tầm vận động: Cứng khớp dễ xảy ra nếu bất động khớp kéo dài. Đầu gối, khuỷu tay và vai đặc biệt dễ bị cứng sau chấn thương, đặc biệt là ở những bệnh nhân cao tuổi.

  • Hoại tử xương: Thoái hóa khớp xuất hiện chủ yếu khi mạch máu nuôi bị tổn thương. Trật khớp háng bẩm sinh (không phải là trật khớp nhân tạo) có thể dẫn đến hoại tử xương chỏm xương đùi. Tỷ lệ hoại tử chỏm xương đùi sau khi trật khớp háng có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của thương tích ban đầu và còn cao hơn nếu khớp không được nắn chỉnh sớm.

  • Thoái hóa khớp: Trật khớp làm phá vỡ bề mặt chịu lực của khớp hoặc dẫn đến lệch trục và mất vững khớp dẫn đến thoái hóa sụn khớp và thoái hóa khớp.

Đánh giá trật khớp

  • Đánh giá các tổn thương nghiêm trọng

  • Bệnh sử và khám lâm sàng

  • X-quang

  • Đôi khi cần CT hoặc MRI

Một số trật khớp lâm sàng rõ ràng, nhưng trong một số trường hợp khác (ví dụ, biến dạng khớp vai ở tuổi thiếu niên), trật khớp cần được phân biệt với gãy xương và các thương tích khác.

Tại phòng cấp cứu, nếu cơ chế chấn thương cho thấy thương tích nghiêm trọng hoặc đa chấn thương (như trong trường hợp tai nạn xe máy tốc độ cao hoặc ngã từ trên cao xuống), bệnh nhân được đánh giá từ đầu đến chân cho các thương tích nghiêm trọng cho tất cả các hệ thống cơ quan và, nếu cần thiết, được hồi sức (xem Tiếp cận bệnh nhân chấn thương). Bệnh nhân, đặc biệt nếu nghi ngờ trật khớp háng, cần được đánh giá về sốc do mất máu. Nếu một chi bị chấn thương, cần kiểm tra ngay đó có phải là gãy hở không, kiểm tra các dấu hiệu tổn thương thần kinh, mạch máu (như tê bì, mất vận động cảm giác, giảm tưới máu) và đánh giá hội chứng khoang (đau không tương xứng tổn thương, da nhợt, tê bì, đầu chi lạnh, mất mạch).

Bệnh nhân cần khám gãy xương, những tổn thương hệ vận động cùng với trật khớp; đôi khi đánh giá này bi chậm lại cho đến khi loại trừ gãy xương.

Khớp trên và dưới của khớp trật cũng nên được kiểm tra.

Một số trật khớp có thể được chẩn đoán trên lâm sàng, nhưng vẫn cần chụp X-quang.

Lịch sử

Cơ chế (ví dụ, hướng và cường độ của tác động) có thể gợi ý các loại tổn thương. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không nhớ hoặc không thể mô tả chính xác cơ chế chấn thương.

Nếu bệnh nhân cho biết có biến dạng đã được xử trí trước khi được thăm khám y khoa, biến dạng đó được nhận định là biến dạng thực sự đã thuyên giảm tự nhiên.

Khám thực thể

Thăm khám bao gồm

  • Đánh giá mạch và thần kinh

  • Kiểm tra vết thương hở, biến dạng, sưng, tụ máu, giảm vận động chi hoặc cử động bất thường

  • Sờ kiểm tra co cứng, lạo xạo, và các tổn thương của xương và gân

  • Kiểm tra các khớp ở trên và dưới vùng bị thương tổn

  • Đôi khi trong bán trật khớp, kiểm tra mất vững khớp bằng các test

Nếu co cơ và đau làm hạn chế khám thực thể (đặc biệt đối với test đánh giá mất vững), đánh giá sẽ dễ dàng hơn sau khi bệnh nhân được dùng thuốc giảm đau toàn thân hoặc gây tê tại chỗ. Hoặc tổn thương có thể được bất động cho đến khi cơ giảm co, thường là trong vài ngày, và sau đó bệnh nhân có thể được khám xét lại.

Một số phát hiện nhất định có thể là dấu hiệu cho thấy trật khớp hoặc một chấn thương xương khớp khác.

Nếu một vết thương gần khớp trật, trật khớp được coi như trật hở.

Biến dạng có thể là dấu hiệu trật khớp hoặc bán trật khớp (di lệch của các đầu xương trong khớp), nhưng cũng có thể là dấu hiệu gãy xương.

Sưng thường là dấu hiệu tổn thương hệ vận động nhưng có thể cần vài giờ để tiến triển.

Đau chói đi kèm với gần như tất cả các tổn thương hệ vận động, đối với một số bệnh nhân, sờ nắn xung quanh khu vực bị thương đều gây khó chịu cho bệnh nhân.

Mất vững khớp nhiều cho thấy trật khớp hoặc đứt dây chằng một cách nghiêm trọng.

Kiểm tra sức chịu đựng có thể được thực hiện để đánh giá mức độ ổn định của khớp bị thương tổn; tuy nhiên, nếu nghi ngờ gãy xương, kiểm tra sức chịu đựng sẽ được hoãn lại cho đến khi chụp X-quang loại trừ gãy xương. Test áp lực cạnh giường bao gồm việc vận động thụ động khớp theo hướng vuông góc với vận động bình thường. Bởi vì co cơ trong những chấn thương đau cấp tính có thể lu mờ sự mất vững khớp, các cơ xung quanh khớp được giãn càng nhiều càng tốt, và mỗi lần khám phải bắt đầu một cách nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại, mỗi lần gia tăng thêm một ít lực. Các kết quả được so sánh với bên đối diện bình thường nhưng có thể bị giới hạn bởi bản chất chủ quan. Đối với tất cả các trật khớp liên đốt gần ngón tay (PIP), nghiêm pháp đánh giá mất vững được thực hiện sau khi nắn chỉnh.

Nếu cơ còn co nhiều dù đã sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc gây tê, nên khám lại vài ngày sau đó, khi bớt co cơ.

Sự chú ý đến các khu vực nhất định trong quá trình khám có thể giúp phát hiện các thương tích dễ bị bỏ sót (xem bảng Kiểm tra Một số Trật khớp Thường gặp và Chấn thương Cơ xương khớp chi trên).

Bảng
Bảng

Nếu khám thực thể thấy bình thường ở một khớp mà bệnh nhân có xác định là đau, nguyên nhân có thể biểu hiện là đau. Chẳng hạn, bệnh nhân gãy trượt sụn chỏm xương đùi (hoặc ít gặp hơn là gãy cổ xương đùi) có thể cảm thấy đau ở đầu gối.

Chẩn đoán hình ảnh

Không phải tất cả các chấn thương chi đều cần chẩn đoán hình ảnh. Nếu chẩn đoán hình ảnh là cần thiết, chụp X-quang thường được làm đầu tiên.

X-quang thường quy cho thấy phần xương là chủ yếu và do đó rất hữu ích để chẩn đoán trật khớp. Chúng thường bao gồm ít nhất 2 tư thế chụp (thường là phim chụp trước-sau và phim nghiêng).

Các chế độ xem bổ sung (ví dụ: xiên) có thể được thực hiện khi

  • Khám thấy gãy xương và 2 kết quả chụp X-quang không thấy gãy xương.

  • Đây là quy tắc thường quy cho một số khớp (ví dụ khớp cổ chân, chụp chếch để đánh giá bàn chân).

  • Một số biến dạng bất thường cần nghi ngờ (ví dụ, chụp Y của khớp vai khi nghi ngờ trật khớp vai ra sau).

Khi chụp tư thế nghiêng của các ngón tay, ngón cần chụp cần được tách biệt ra khỏi những ngón còn lại.

MRI hoặc là CT có thể giúp chẩn đoán các gãy xương kín đáo và trật khớp kèm theo.

Các xét nghiệm khác được thực hiện để kiểm tra các thương tổn liên quan:

  • Chụp động mạch hoặc chụp CT mạch để kiểm tra các chấn thương động mạch nghi ngờ (ví dụ, có thể có tổn thương động mạch ở bệnh nhân bị trật khớp gối)

  • Đo điện cơ và/hoặc nghiên cứu dẫn truyền thần kinh để kiểm tra các tổn thương thần kinh nghi ngờ (thường được thực hiện như một thủ thuật ngoại trú và không được thực hiện trong trường hợp cấp tính)

Điều trị trật khớp

  • Điều trị các thương tích liên quan

  • Giảm đau, nẹp cố định và an thần

  • RICE (nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép và nâng cao chi) hoặc PRICE (bao gồm bảo vệ)

  • Thường là bất động

  • Đôi khi phẫu thuật

Đa phần trật khớp có thể nắn trật về vị trí giải phẫu ban đầu mà không cần phẫu thuật. Thỉnh thoảng, nắn kín có thể thất bại do đó cần phẫu thuật mổ mở để đặt lại khớp. Khi khớp đã nắn lại giải phẫu thì phẫu thuật kèm theo thường không cần thiết, tuy nhiên đôi khi phẫu thuật vẫn được thực hiện để kết hợp xương gãy, lấy mảnh rời kẹt khớp hoặc mất vững khớp sau nắn trật.

Điều trị ban đầu

Các tổn thương nghiêm trọng liên quan, nếu có, thì được xử lý trước.

Các tổn thương mạch máu cần được phẫu thuật sửa chữa trừ khi tổn thương mạch máu nhỏ mà tuần hoàn bên tốt. Hội chứng khoang được điều trị.

Các dây thần kinh bị đứt cần được phẫu thuật sửa chữa; đối với chứng đau thần kinh và bệnh lý sợi trục, điều trị ban đầu thường là theo dõi, điều trị hỗ trợ và đôi khi vật lý trị liệu.

Nếu nghi ngờ trật khớp hở cần phải băng kín lại bằng gạc vô trùng, tiêm uốn ván và dùng kháng sinh phổ rộng (ví dụ cepholosporin thế hệ 2 phối hợp aminoglycoside) và sau đó là phẫu thuật để cắt lọc và làm sạch (mục đích tránh nhiễm trùng).

hầu hết các trật khớp mức độ vừa và nặng (đặc biệt khớp mất vững) cần bất động khớp bằng nẹp (nẹp bất động mềm - không làm cứng khớp, hoặc không gây chèn ép mạch) để giảm đau và tránh các tổn thương thứ phát như tổn thương mô mềm xung quanh do khớp mất vững.

Thuốc giảm đau dùng càng sớm càng tốt, thông thường nhóm opioid.

Sau khi điều trị ban đầu, nắn trật khớp, bất động khớp, và điều trị triệu chứng.

Trật khớp cần phẫu thuật nếu

  • Các cấu trúc hỗ (dây chằng) trợ khớp bị tổn thương.

  • Khớp còn mất vững sau khi nắn trật.

Nắn chỉnh

Cần phải nắn trật.

Nắn kín (bằng các thao tác kéo, không rạch da) nên được thực hiện nếu có thể; trong khi nắn có thể cho thuốc giảm đau/an thần. Nếu nắn kín thất bại, cần mổ mở nắn chính; khi đó cần phải gây mê hoặc gây tê.

Trật khớp thường yêu cầu bột, nẹp, băng chun hoặc các thiết bị khác (như khung cố định ngoại vi dung cho khớp gối) để duy trì vị trí giải phẫu của khớp.

PRICE

Bệnh nhân bị trật khớp có thể được hưởng lợi từ PRICE (bảo vệ, nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép, nâng cao chi), mặc dù thực hành này không được chứng minh bằng chứng rõ ràng.

Bảo vệ giúp tránh các thương tổn thêm. Nó có thể liên quan đến hạn chế hoạt động cơ quan tổn thương bằng việc bột bất động, nẹp bất động hoặc dùng nạng.

Nghỉ ngơi có thể ngăn ngừa tổn thương thêm và giúp hồi phục nhanh hơn.

Chườm lạnhbăng ép làm giảm sưng và đau. Đá được bọc kín trong túi nilon hoặc khăn và được chườm ngắt quãng trong 24 đến 48 giờ đầu tiên (trong 15 đến 20 phút, mỗi lần chườm). Chấn thương có thể được băng ép thanh, băng thun, hoặc, đối với một số thương tích có thể gây ra sưng nề, băng gạc Jones. Băng ép Jones gồm 4 lớp; lớp 1 (trong cùng) và lớp 3 là bông cotton, và lớp 2 và 4 là băng thun.

Nâng cao chi bị thương lên hơn tim trong 2 ngày đầu để không cản trở lượng máu về; vị trí như vậy cho phép dẫn lưu dịch theo trọng lực và giảm phù nề.

Sau 48 giờ, phủ ấm chi theo chu kì (ví dụ, bằng một miếng đệm lót sưởi ấm) trong 15 đến 20 phút có thể làm giảm đau và làm lành nhanh chóng.

Bất động

Cố định giúp giảm đau và tạo điều kiện phục hồi nhanh hơn do ngăn ngừa được thương tổn thêm. Các khớp trên và dưới của thương tổn cũng nên được bất động.

Bó bột thường được sử dụng cho gãy xương hoặc các thương tích khác cần cố định trên một tuần. Hiếm khi, sưng nề do bó bột dẫn đến hội chứng khoang. Nếu bác sĩ lâm sàng nghi ngờ sưng nề nặng vùng chi có bột, bột (và tất cả các đệm lót) được cắt từ đầu đến cuối ở giữa và phía bên (hai van).

Bệnh nhân được bất động bằng bột cần được đưa tờ hướng dẫn bao gồm:

  • Giữ bột khô.

  • Không bao giờ đặt một vật bên trong bột.

  • Kiểm tra các cạnh bột và da quanh bột hằng ngày và, báo lại khi xuất hiện vùng đỏ hoặc đau.

  • Lót bất kỳ cạnh nào gồ ghề với băng dính mềm, vải, hoặc các vật liệu mềm khác để tránh các cạnh của bột làm tổn thương da.

  • Khi nghỉ ngơi, hãy đặt bột cẩn thận, có thể đặt lên một chiếc gối nhỏ hoặc miếng đệm, để tránh cạnh bột kẹt hoặc đào vào da.

  • Nâng cao chi thể bó bột bất cứ khi nào có thể để giảm phù nề.

  • Cần đến khám ngay lập tức nếu đau vẫn tiếp tục hoặc cảm thấy bột quá chặt.

  • Cần đến khám ngay lập tức nếu có mùi phát ra từ bên trong bột hoặc nếu có sốt, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

  • Khám lại ngay nếu đau không giảm mà tăng hoặc tê bì hoặc yếu ngọn chi (vì đó là triệu chứng hội chứng khoang).

Vệ sinh tốt là rất quan trọng.

Bất động khớp trong điều trị cấp tính: Một số kỹ thuật thường được sử dụng

Cách sử dụng thiết bị cố định
Cách dùng dụng cụ bất động đầu gối
Cách dùng dụng cụ bất động đầu gối
Cách dùng nẹp thạch cao
Cách dùng nẹp thạch cao

© Elsevier Inc. Bảo lưu mọi quyền.

Video này dành cho mục đích sử dụng thông tin cá nhân. Người dùng không được sao chép, tái tạo, cấp phép, đăng ký, bán, cho thuê hoặc phân phối video này.

Cách dùng nẹp sợi thủy tinh
Cách dùng nẹp sợi thủy tinh

© Elsevier Inc. Bảo lưu mọi quyền.

Video này dành cho mục đích sử dụng thông tin cá nhân. Người dùng không được sao chép, tái tạo, cấp phép, đăng ký, bán, cho thuê hoặc phân phối video này.

Cách dùng nẹp cổ chân sau
Cách dùng nẹp cổ chân sau
Cách dùng nẹp cánh tay dài
Cách dùng nẹp cánh tay dài
Cách dùng nẹp cổ chân Sugar-Tong
Cách dùng nẹp cổ chân Sugar-Tong
Cách đặt nẹp băng chéo ngón tay cái
Cách đặt nẹp băng chéo ngón tay cái
Cách dùng băng đeo vai và băng đeo vai quấn và dụng cụ bất động vai
Cách dùng băng đeo vai và băng đeo vai quấn và dụng cụ bất động vai
Cách dùng nẹp gan bàn tay cánh tay
Cách dùng nẹp gan bàn tay cánh tay

Nẹp (xem hình Bất động khớp trong điều trị cấp tính: Một số kỹ thuật thường dùng) có thể được sử dụng để bất động một số trật khớp ổn định. Một thanh nẹp không hình vòng; do đó, nó cho phép bệnh nhân chườm đá và vận động ở mức độ nào đó. Ngoài ra, nó không gây chèn ép trong một số trường hợp chi bị sưng nề, do vậy không gây ra hội chứng khoang. Một số trật khớp mà cuối cùng cần bó bột được cố định ban đầu bằng nẹp cho đến khi gần hết sưng nề chi.

Băng đeo có một số mức độ hỗ trợ và hạn chế khả năng di chuyển; nó có thể hữu ích đối với những trường hợp trật khớp bị ảnh hưởng bất lợi do bất động hoàn toàn (ví dụ, đối với trật khớp vai, nếu cố định hoàn toàn, có thể nhanh chóng dẫn đến viêm bao khớp có dính [vai đông cứng]).

Băng cuốn (một mảnh vải hoặc một dây đeo) có thể được sử dụng cùng với băng treo để ngăn cánh tay không xoay ngoài, đặc biệt vào ban đêm. Băng cuốn được cuốn vòng quanh lưng và trên vị trí tổn thương.

Bất động khớp kéo dài (> 3 đến 4 tuần cho người trưởng thành trẻ) có thể gây cứng khớp, co rút và teo cơ. Những biến chứng này có thể phát triển nhanh chóng và có thể là vĩnh viễn, đặc biệt là ở những bệnh nhân cao tuổi. Cho phép tập vận động tích cực lại trong vài ngày hoặc vài tuần đầu có thể giảm thiểu hiện tượng cứng cơ và teo cơ, do đó làm tăng tốc tiền trình hồi phục lại chức năng. Các nhà vật lý trị liệu tư vấn cho bệnh nhân về những gì họ có thể làm trong quá trình cố định để duy trì càng nhiều chức năng càng tốt (ví dụ như các bài tập vận động khuỷu tay, cổ tay và bàn tay nếu vai bị cố định). Sau khi cố định, các nhà trị liệu vật lý có thể cung cấp cho bệnh nhân các bài tập để cải thiện tầm vận động khớp, sức cơ, tăng cường độ vững của khớp tổn thương, do đó giúp ngăn ngừa trật khớp tái phát và giảm chức năng khớp về sau.

Các điểm thiết yếu ở người cao tuổi

Bệnh nhân cao tuổi dễ bị trật khớp (và các chấn thương cơ xương khác) vì những lý do sau:

  • Thường hay bị ngã (ví dụ giảm khả năng nhận cảm thăng bằng do tuổi cao, tác dụng phụ của thuốc làm giảm thăng bằng khi thay đổi tư thế, hạ huyết áp tư thế)

  • Giảm phản xạ bảo vệ khi ngã

Đối với bất kỳ tổn thương cơ xương nào ở bệnh nhân cao tuổi, mục tiêu điều trị là nhanh chóng quay trở lại các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Bất động (ví dụ: bất động khớp) có nhiều khả năng có tác dụng bất lợi ở bệnh nhân cao tuổi. Vận động sớm và vật lý trị liệu rất cần thiết để phục hồi chức năng.

Các bệnh kèm theo (ví dụ, viêm khớp) có thể ảnh hưởng tới việc hồi phục.

Những điểm chính

  • Trật khớp dẫn tới tổn thương mạch máu nuôi chi và gây ra hội chứng khoang đe dọa khả năng sống của chi tổn thương và tính mạng bệnh nhân.

  • Khám phát hiện gãy xương, tổn thương gân, dây chằng cũng như trật khớp (thỉnh thoảng trì hoãn khám phát hiện tổn thương phần mềm khi mà đã loại trừ tổn thương xương).

  • Kiểm tra các khớp ở trên và dưới vùng bị thương.

  • Khám kỹ điểm đau, đặc biệt là khi khám lâm sàng thấy không tổn thương khớp nhưng bệnh nhân vẫn thấy đau (ví dụ đau vai do chấn thương khớp cùng vai đòn - khớp vai không tổn thương).

  • Chụp X-quang để chẩn đoán gãy xương kèm theo cũng như phát hiện trật khớp.

  • Ngay lập tức điều trị các tổn thương nghiêm trọng, bất động trật khớp sớm nhất có thể, giảm đau và nắn trật.

  • Sau khi nắn trật cố định khớp sớm nhất có thể bằng bột, nẹp, đai hoặc các vật dụng khác.

  • Cung cấp cho bệnh nhân những hướng dẫn rõ ràng, bằng văn bản về chăm sóc bó bột.

  • Chọn các phương pháp điều trị có thể vận động sớm và khuyến khích bệnh nhân, đặc biệt là những người cao tuổi, thực hiện các bài tập được khuyến nghị để cải thiện phạm vi vận động và cơ lực, đồng thời ngăn ngừa trật khớp trong tương lai.