Hệ thống thang điểm trong chăm sóc tích cực

TheoCherisse Berry, MD, New York University School of Medicine
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 12 2022

    Một số hệ thống thang điểm đã được phát triển để đánh giá mức độ nặng của tình trạng bệnh ở những bệnh nhân hồi sức. Những hệ thống thang điểm này có độ chính xác vừa phải trong việc dự đoán tỷ lệ sống sót của bệnh nhân. Tuy nhiên, các hệ thống thang điểm này có giá trị hơn khi được dùng để theo dõi chất lượng chăm sóc và để tiến hành các nghiên cứu vì chúng cho phép so sánh kết quả giữa các nhóm bệnh nhân nặng với mức độ nặng tương tự.

    Một trong những hệ thống thang điểm phổ biến nhất là phiên bản lần hai của thang điểm đánh giá sinh lý học cấp tính và đánh giá sức khỏe mạn tính II (APACHE II) được giới thiệu vào năm 1985. Điểm được tính từ 0 đến 71 dựa trên 12 biến số sinh lý, tuổi và sức khỏe ở trạng thái bình thường (xem bảng Hệ thống chấm điểm APACHE II). Hệ thống APACHE III được phát triển vào năm 1991, và hệ thống APACHE IV được phát triển vào năm 2006. Các hệ thống này phức tạp hơn với một số lượng lớn các biến sinh lý nhưng lại rườm rà hơn và ít được sử dụng hơn. Có rất nhiều hệ thống thang điểm khác, bao gồm bảng Điểm Sinh lý cấp tính Đơn giản thứ 2 (SAPS II), bảng điểm Mô hình Dự báo Tử vong (MPM) và bảng Điểm đánh giá suy cơ quan tuần tự (SOFA).

    Bảng