Viêm loét giác mạc rìa thường xảy ra với các bệnh liên kết mạn tính. Kích ứng và giảm thị lực.
Viêm loét giác mạc rìa là một hình thái loét giác mạc nghiêm trọng; thường xảy ra với các bệnh mô liên kết tự miễn dịch hoạt động, kéo dài, hoặc cả hai, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp (RA), u hạt viêm đa mạch (trước đây gọi là u hạt Wegener), và viêm đa sụn tái phát.
Bệnh nhân thường có giảm thị lực, sợ ánh sáng, và cảm giác dị vật. Vùng đục hình liềm ở giác mạc rìa do thâm nhiễm bạch cầu. Loét, bắt màu với chất huỳnh quang, phát triển ngay sau khi mờ. Điều này ngược lại với loét nhiễm trùng thông thường bắt đầu bằng một khiếm khuyết biểu mô và sau đó phát triển thành mờ. Vẫn phải nuôi cấy tổ chức loét và bờ mi để loại trừ các nguyên nhân nhiễm trùng như vi khuẩn, nấm và vi rút herpes simplex.
BÁC SĨ M.A. ANSARY/SCIENCE PHOTO LIBRARY
Trong số các bệnh nhân có bệnh tự miễn dịch và viêm loét giác mạc, tỷ lệ tử vong 10 năm là khoảng 40% (thường là do nhồi máu cơ tim) mà không điều trị và khoảng 8% với các điều trị toàn thân bằng hóa chất.
Bất cứ bệnh nhân nào mắc bệnh viêm loét giác mạc rìa nên được chuyển chuyên khoa mắt sớm. Cyclophosphamide toàn thân, thuốc ức chế miễn dịch khác, hoặc sinh phẩm như rituximab và etanercept điều trị viêm giác mạc, viêm mạch đe dọa tính mạng và bệnh tự miễn dịch tiềm ẩn. Điều trị cũng bao gồm các phương pháp chống viêm tại chỗ (ví dụ, dính mô và kính áp tròng) và sửa chữa tổn thương (ví dụ, ghép giác mạc). Các thuốc khác có thể bao gồm chất ức chế collagenase, chẳng hạn như tetracycline uống hoặc N-acetylcysteine 20%.