Chị định điều trị rối loạn nhịp tim tùy thuộc vào mức độ triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của loạn nhịp. Điều trị theo nguyên nhân. Trong trường hợp cần thiết, có thể áp dụng một phương pháp điều trị chống loạn nhịp trực tiếp, bao gồm thuốc chống loạn nhịp, sốc điện chuyển nhịp-phá rung, cấy máy chuyển nhịp-phá rung tự động (ICD), máy tạo nhịp tim (và một dạng đặc biệt của tạo nhịp tim, máy tạo nhịp tái đồng bộ tim), triệt đốt rối loạn nhịp qua đường ống thông, phẫu thuật hoặc một phương pháp kết hợp.
Ở một số trường hợp, có hiện tượng mất sự đồng bộ co bóp giữa các buồng tim. Sự mất đồng bộ này bao gồm các dạng:
Mất đồng bộ nhĩ - thất. Mất đồng bộ 2 thất (giữa nhĩ và thất)
Liên thất: Mất đồng bộ 2 thất (giữa thất phải và thất trái).
Trong tâm thất: Mất đồng bộ giữa các vùng khác nhau trong tâm thất.
Các bệnh lý có nguy cơ gây mất đồng bộ co bóp cơ tim bao gồm:
Bệnh tim thiếu máu cục bộ hoặc bệnh cơ tim giãn.
Khoảng QRS kéo dài (≥ 130 mili giây) đặc biệt ở dạng block bó nhánh trái điển hình
Kích thước cuối tâm trương thất trái ≥ 55 mm
Phân suất tống máu thất trái ≤ 35% theo nhịp xoang
Rối loạn đồng bộ tim có thể được nghi ngờ dựa trên các thông số điện tâm đồ (ECG) (ví dụ, block nhánh trái) và các kỹ thuật siêu âm tim tiên tiến (ví dụ, chỉ số Doppler mô).
Liệu pháp tái đồng bộ tim (CRT) liên quan đến việc sử dụng hệ thống tạo nhịp tim để tái đồng bộ hóa tình trạng co bóp của tim. Tạo nhịp tái đồng bộ tim bao gồm cấy 1 điện cực nhĩ phải, 1 điện cực thất phải và 1 điện cực thất trái. Các điện cực có thể được đặt vào buồng tim qua đường tĩnh mạch hoặc qua phẫu thuật mở lồng ngực.
Ở bệnh nhân suy tim Hiệp hội Tim mạch New York (xem bảng Phân loại của NYHA) II, III hoặc IV, CRT được chứng làm giảm tỷ lệ tái nhập viện vì suy tim và giảm tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân. Tuy nhiên, có rất ít đến không có lợi ích nào trên bệnh nhân rung nhĩ vĩnh viễn, block bó nhánh phải, chậm dẫn truyền trong thất không đặc hiệu hoặc chỉ kéo dài nhẹ thời gian QRS (< 150 mili giây).