Khô miệng

TheoBernard J. Hennessy, DDS, Texas A&M University, College of Dentistry
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 1 2024

Xerostomia là khô miệng do giảm hoặc không tiết nước bọt.

Tình trạng này có thể dẫn đến sự khó chịu, ảnh hưởng đến phát âm và nuốt, đeo hàm giả khó khăn, gây ra hôi miệng, và làm giảm vệ sinh răng miệng do làm giảm pH trong miệng và tăng sự phát triển của vi khuẩn. Khô miệng kéo dài có thể dẫn đến sâu răngnấm candida miệng nặng. Khô miệng là tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi, ảnh hưởng đến khoảng 20% người cao tuổi.

(Xem thêm Giới thiệu phương pháp tiếp cận đối với bệnh nhân nha khoa.)

Sinh lý bệnh khô miệng

Kích thích của niêm mạc miệng ra hiệu cho các hạt tiết nước bọt trong tủy, tạo đáp ứng thần kinh ly tâm. Các xung thần kinh ly tâm giải phóng acetylcholine ở tận cùng thần kinh tuyến nước bọt, kích hoạt thụ thể muscarin (M3), làm tăng sản xuất và lưu thông nước bọt. Tín hiệu tủy chịu trách nhiệm về tiết nước bọt cũng có thể bị điều khiển bởi vỏ não từ các kích thích khác (ví dụ như vị giác, mùi, lo lắng).

Nguyên nhân khô miệng

Khô miệng thường do nguyên nhân sau:

  • Thuốc

  • Chiếu xạ vùng đầu và cổ (để điều trị ung thư)

Ít gặp nguyên nhân do các rối loạn hệ thống, nhưng khô miệng phổ biến ở Hội chứng Sjögren, và có thể gặp ở HIV/AIDS, tiểu đường không kiểm soát, và các rối loạn khác.

Thuốc

Thuốc là nguyên nhân phổ biến nhất (xem bảng Một số nguyên nhân gây khô miệng); khoảng 400 loại thuốc kê đơn và nhiều loại thuốc không kê đơn (OTC) gây giảm tiết nước bọt. Phổ biến nhất bao gồm:

Bảng
Bảng

Các thuốc hóa trị liệu gây khô và viêm miệng nặng khi sử dụng; những vấn đề này thường kết thúc sau khi ngừng điều trị.

Các loại thuốc thông thường khác gây khô miệng bao gồm thuốc hạ huyết áp, thuốc an thầnthuốc chống trầm cảm (nhẹ hơn ở các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) so với các thuốc ba vòng).

Việc tăng sử dụng methamphetamine bất hợp pháp đã làm gia tăng số trường hợp mắc bệnh miệng ma túy đá, đó là sâu răng nặng do khô miệng gây ra bởi methamphetamine. Tổn thương trầm trọng hơn khi có nghiến răng do thuốc và do nhiệt sinh ra khi hút thuốc Phức hợp này làm răng bị phá hủy nhanh chóng. Phức hợp này làm răng bị phá hủy nhanh chóng.

Hút thuốc lá thường làm giảm lượng nước bọt.

Phóng xạ

Bức xạ ngẫu nhiên lên tuyến nước bọt trong quá trình xạ trị ung thư vùng đầu cổ thường gây ra tình trạng khô miệng nghiêm trọng (5200 cGy gây khô miệng nặng, vĩnh viễn, nhưng thậm chí liều nhỏ hơn cũng gây khô miệng tạm thời).

Đánh giá khô miệng

Lịch sử

Tiền sử bệnh hiện tại cần phải cần phải bao gồm mức độ khởi phát, các kiểu thời gian (ví dụ: liên tục hay không liên tục, chỉ có khi thức), các yếu tố kích thích, bao gồm các yếu tố tình huống hoặc tâm lý (ví dụ: liệu chứng khô miệng chỉ xảy ra trong giai đoạn căng thẳng tâm lý hoặc một số hoạt động nhất định), đánh giá tình trạng dịch (ví dụ: thói quen uống nước, nôn hoặc tiêu chảy tái phát) và thói quen ngủ. Cần khai thác tiền sử sử dụng thuốc kích thích và thuốc bất hợp pháp.

Rà soát hệ thống nên tìm kiếm các triệu chứng của các rối loạn, bao gồm khô mắt, khô da, phát ban, và đau khớp (hội chứng Sjögren).

Tiền sử y khoa nên hỏi về các tình trạng liên quan đến khô miệng, bao gồm hội chứng Sjögren, tiền sử điều trị tia xạ, chấn thương đầu và cổ, và được chẩn đoán hoặc có nguy cơ nhiễm HIV. Cần xem xét hồ sơ thuốc để phát hiện các loại thuốc có khả năng gây hại (xem bảng Một số nguyên nhân gây khô miệng).

Khám thực thể

Khám thực thể tập trung vào khoang miệng, đặc biệt khi khô miệng rõ ràng (ví dụ, niêm mạc khô, dính, hay ẩm ướt, nước bọt có bọt, đặc, hoặc bình thường), sự hiện diện của bất kỳ tổn thương nào do nấm Candida albicans, và tình trạng các răng.

Sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của khô miệng có thể được đánh giá bằng một số cách. Ví dụ, một cây đè lưỡi đặt vào niêm mạc má trong 10 giây. Nếu đè lưỡi rơi ngay lập tức khi người khám bỏ tay ra, dòng nước bọt được co là bình thường. Cây đè lưỡi càng khó rơi thì mức độ khô miệng càng nghiêm trọng. Dấu hiệu son môi, nơi son môi dính vào răng cửa, có thể là dấu hiệu hữu ích của chứng khô miệng.

Nếu niêm mạc miệng có vẻ khô, cần sờ các tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi, và tuyến mang tai, trong khi quan sát miệng các ống dẫn nước bọt. Miệng ống tuyến dưới hàm và dưới lưỡi nằm ở phía trước dưới lưỡi, miệng ống tuyến mang tai nằm ở giữa má trong. Làm khô miệng ống bằng một miếng gạc vuông trước khi ấn giúp ích cho quan sát. Nếu có sẵn cốc chia độ, bệnh nhân có thể nhổ nước bọt cho sạch khỏi miệng rồi sau đó nhổ hết nước bọt vào cốc. Lưu lượng nước bọt bình thường là 0,3 đến 0,4 mL/phút. Khô miệng nhiều thì lưu lượng 0,1 mL/phút.

Sâu săng có thể được quan sát thấy ở rìa của phục hình hoặc ở những nơi không bình thường (ví dụ như ở đường viền lợi, cạnh răng, hoặc chóp răng.

Một biểu hiện chung của nhiễm trùng nấm C. albicans là những vùng dát đỏ và teo (ví dụ, mất các nhú ở lưng lưỡi). Ít phổ biến hơn là giả mạc trắng, dạng kem, lau đi sẽ gây chảy máu.

Các dấu hiệu cảnh báo

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Sâu răng lớn

  • Kèm theo khô mắt, khô da, phát ban, hoặc đau khớp

  • Các yếu tố nguy cơ nhiễm HIV

Giải thích các dấu hiệu

Khô miệng được chẩn đoán bằng các triệu chứng, sự xuất hiện, nước bọt không chảy ra khi xoa bóp tuyến nước bọt.

Không cần đánh giá thêm khi khô miệng xảy ra sau khi bắt đầu dùng thuốc mới và dừng lại sau khi ngừng dùng thuốc đó hoặc khi các triệu chứng xuất hiện trong vòng vài tuần sau khi chiếu xạ vào đầu và cổ. Khô miệng xuất hiện đột ngột sau chấn thương đầu và cổ có thể là do tổn thương thần kinh.

Khô mắt, khô da, phát ban, hoặc đau khớp đi kèm, đặc biệt ở bệnh nhân nữ, gợi ý chẩn đoán hội chứng Sjögren. Đổi màu răng và sâu răng nghiêm trọng, vượt quá mức thông thường, có thể cho thấy việc sử dụng các thuốc bất hợp pháp, đặc biệt là methamphetamines. Khô miệng chỉ xảy ra vào ban đêm hoặc chỉ khi thức có thể là dấu hiệu của việc thở miệng quá mức trong môi trường khô.

Xét nghiệm

  • Đo dòng nước bọt

  • Sinh thiết tuyến nước bọt

Đối với bệnh nhân khô miệng không rõ ràng, có thể đo dòng nước bọt bằng cách đặt dụng cụ thu ở những miệng ống tuyến chính sau đó kích thích tiết nước bọt bằng axit citric hoặc nhai paraffin. Lưu lượng bình thường của tuyến mang tai là 0,4 đến 1,5 mL/phút/tuyến. Theo dõi dòng chảy có thể hỗ trợ xác định mức độ đáp ứng với điều trị.

Nguyên nhân của khô miệng thường rõ ràng, nhưng nếu nguyên nhân không rõ ràng và bệnh hệ thống bị nghi ngờ, nên đánh giá thêm bằng sinh thiết tuyến nước bọt phụ (để phát hiện hội chứng Sjögren, bệnh sarcoid, chứng thoái hóa tinh bột, lao hoặc ung thư) và xét nghiệm HIV. Vị trí sinh thiết thuận lợi là môi dưới.

Điều trị khô miệng

  • Khiến cho các loại thuốc được điều trị và gây bệnh hoặc các loại thuốc kích thích/thuốc bất hợp pháp bị dừng lại khi có thể

  • Thuốc cholinergic

  • Chất thay thế nước bọt

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên và chăm sóc nha khoa để ngăn ngừa sâu răng

Khi có thể, cần giải quyết và điều trị nguyên nhân khô miệng.

Đối với bệnh nhân khô miệng có liên quan đến thuốc đang điều trị mà không thể đổi thuốc, cần thay đổi thời gian sử dụng thuốc để đạt được hiệu quả tốt nhất vào ban ngày, do ban đêm khô miệng có thể dễ dẫn đến sâu răng hơn. Có thể đeo máng cá nhân chứa gel fluor để hỗ trợ giảm thiểu sâu răng ở những bệnh nhân này. Đối với tất cả các loại thuốc, nên xem xét các dạng công thức bào chế dễ uống, chẳng hạn như dạng lỏng và nên tránh các dạng bào chế ngậm dưới lưỡi. Nên làm trơn miệng và cổ họng bằng nước trước khi nuốt viên nang và viên nén hoặc trước khi dùng nitroglycerin dưới lưỡi. Bệnh nhân nên tránh dùng thuốc thông mũi và thuốc kháng histamine.

Bệnh nhân sử dụng máy áp lực đường thở dương tính liên tục để điều trị ngừng thở khi ngủ có thể có lợi khi sử dụng chức năng làm ẩm của thiết bị này. Đối với những bệnh nhân sử dụng các khí cụ điều trị trong miệng, máy làm ẩm trong phòng có thể hữu ích.

Kiểm soát triệu chứng

Điều trị triệu chứng bao gồm các biện pháp sau:

  • Tăng dòng nước bọt hiện có

  • Thay thế các chất tiết đã mất

  • Kiểm soát sâu răng

Các loại thuốc làm tăng sản sinh nước bọt bao gồm cevimeline và pilocarpine, cả hai đều là thuốc chủ vận cholinergic. Cevimeline (30 mg uống 3 lần/ngày) có ít hoạt động của thụ thể M2 (tim) hơn pilocarpine và thời gian bán hủy dài hơn. Tác dụng phụ chủ yếu là buồn nôn. Có thể sử dụng Pilocarpine (5 mg uống 3 lần/ngày) sau khi đã loại bỏ chống chỉ định về nhãn khoa và tim phổi; các tác dụng phụ bao gồm đổ mồ hôi, đỏ bừng, và đa niệu.

Thường xuyên nhấm nháp các chất lỏng không chứa đường, nhai kẹo cao su xylitol, và sử dụng chất thay thế nước bọt không kê đơn có chứa carboxymethylcellulose, hydroxyethylcellulose hoặc glycerin có thể có tác dụng. Bôi sáp dầu lên môi và dưới răng giả để làm giảm khô, nứt, đau nhức, và chấn thương niêm mạc. Máy tạo độ ẩm không khí lạnh có thể hỗ trợ những bệnh nhân thở chủ yếu bằng miệng, những người thường có các triệu chứng trầm trọng nhất vào ban đêm.

Vệ sinh răng miệng cẩn thận là rất cần thiết. Bệnh nhân nên thường xuyên đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa (cả ngay trước khi đi ngủ) và sử dụng nước súc miệng hoặc chứa fluoride hoặc gel hàng ngày; sử dụng loại kem đánh răng mới bổ sung canxi và phốt phát cũng có thể giúp tránh sâu răng lan tràn. Cần tăng tần số khám dự phòng nha khoa và khuyến cáo loại bỏ mảng bám. Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa sâu răng là đeo máng cá nhân chứa natri fluoride 1,1% hoặc fluoride thiếc 0,4% khi đi ngủ. Ngoài ra, nha sĩ có thể bôi vecni natri florua 5% 2 lần đến 4 lần mỗi năm (1).

Bệnh nhân nên tránh thức ăn, đồ uống có đường hoặc có tính axit và bất kỳ loại thực phẩm gây kích thích khô, cay, làm săn se niêm mạc hoặc quá nóng hoặc quá lạnh. Điều đặc biệt quan trọng là tránh ăn đường gần thời gian ngủ.

Tài liệu tham khảo về điều trị

  1. 1. Chan AKY, Tamrakar M, Jiang CM, et al: Clinical evidence for professionally applied fluoride therapy to prevent and arrest dental caries in older adults: A systematic review. J Dent 125:104273. doi: 10.1016/j.jdent.2022.104273

Các điểm thiết yếu ở người cao tuổi: Khô miệng

Mặc dù chứng khô miệng trở nên phổ biến hơn ở những bệnh nhân cao tuổi, nhưng điều này có thể là do những bệnh nhân đó thường sử dụng nhiều loại thuốc hơn là do bản thân sự lão hóa.

Những điểm chính

  • Thuốc là nguyên nhân phổ biến nhất, nhưng các bệnh hệ thống (phổ biến nhất là hội chứng Sjögren hoặc HIV) và xạ trị cũng có thể gây ra khô miệng.

  • Điều trị triệu chứng bao gồm tăng lượng nước bọt hiện có bằng các chất kích thích hoặc thuốc và thay thế bằng nước bọt nhân tạo; kẹo cao su có xylitol và kẹo không đường có thể có hiệu quả.

  • Bệnh nhân khô miệng có nguy cơ sâu răng cao; vệ sinh răng miệng cẩn thận, bổ sung các biện pháp dự phòng trong chăm sóc tại nhà và sử dụng fluoride bởi những người có chuyên môn là cần thiết.