Một số nguyên nhân của đa niệu

Nguyên nhân

Những phát hiện gợi ý

Tiếp cận chẩn đoán*

Đái tháo nhạt

Thiếu hụt Arginine vasopressin (AVP-D) (một phần hoặc toàn bộ)

  • Di truyền

  • Mắc phải (do chấn thương, khối u hoặc các tổn thương khác)

Khởi phát đột ngột hoặc từ từ với triệu chứng khát nhiều và đa niệu

Đôi khi xảy ra sau chấn thương, phẫu thuật tuyến yên, hoặc tổn thương não do thiếu oxy hoặc thiếu máu cục bộ xảy ra sau chấn thương hoặc thời kỳ chu sinh.

Xét nghiệm

Nghiệm pháp nhịn uống

Định lượng ADH khi chẩn đoán vẫn chưa rõ ràng

Kháng vasopressin arginine (AVP-R)

Bắt đầu dần dần khát và đa niệu ở bệnh nhân có:

  • Tiền sử sử dụng lithium cho rối loạn lưỡng cực

  • Tăng canxi huyết liên quan đến cường tuyến cận giáp

  • Các thành viên trong gia đình uống quá nhiều nước (ở trẻ em)

  • Một bệnh rối loạn cận ung thư tiềm ẩn (có thể gây tăng canxi huyết)

  • Độ tuổi thuộc trong vài năm đầu đời

Xét nghiệm

Nghiệm pháp nhịn uống

Uống nhiều

  • Nguyên phát (tổn thương vùng dưới đồi gây khiếm khuyết ở trung tâm khát vùng dưới đồi)

  • Tâm lý

Rối loạn lo âu ở người phụ nữ độ tuổi trung niên

Tiền sử bệnh tâm thần

Tổn thương thâm nhiễm của vùng dưới đồi (thường là bệnh sarcoidosis)

Xét nghiệm

Nghiệm pháp nhịn uống

Truyền dịch nhược trương quá mức

Bệnh nhân nhập viện được truyền dịch đường tĩnh mạch

Có thể phù

Ngừng thuốc hoặc giảm tốc độ dịch truyền

Sử dụng thuốc lợi tiểu

Gần đây bắt đầu dùng thuốc lợi tiểu để giảm tình trạng thừa dịch (ví dụ, do suy tim hoặc phù ngoại biên)

Bệnh nhân có thể lén lút dùng thuốc lợi tiểu để giảm cân (ví dụ những người ăn quá nhiều hoặc lo ngại về cân nặng, vận động viên, thanh thiếu niên)

Đánh giá lâm sàng

Đái tháo nhạt không uống nhiều (ADI) (một rối loạn vùng dưới đồi đặc trưng bởi tình trạng không khát do mất chức năng thụ thể thẩm thấu và tiểu nhiều do thiếu AVP kèm theo tăng natri máu)

Đa niệu không khát nhiều

Đôi khi các tổn thương ở vùng dưới đồi, chẳng hạn như một khối u tế bào mầm, hoặc u sọ hầu hoặc gần đây có can thiệp động mạch thông trước

Đôi khi tăng áp lực thẩm thấu (ví dụ, 300 đến 340 mOsm/kg [or mmol/kg]) và tăng natri huyết mà không quá khát

Đái tháo nhạt thai kỳ (do tăng chuyển hóa ADH)

Tình trạng uống nhiều nước (kèm theo chứng khát nước quá mức) và chứng tiểu nhiều lần xuất hiện lần đầu tiên trong ba tháng thứ ba của thai kỳ

Không phù hợp giữa Na huyết tương bình thường (thường giảm xuống khoảng 5 mEq/L [or mmol/L] vào cuối thai kỳ) với độ thẩm thấu của nước tiểu thấp hơn trong huyết tương

Mất triệu chứng sau sinh 2-3 tuần

Lợi tiểu thẩm thấu†

Đái tháo đường không kiểm soát

Khát và đái nhiều ở người trẻ tuổi hoặc ở người trưởng thành béo phì có tiền sử gia đình bị đái tháo đường loại 2

Đo đường máu mao mạch ở đầu ngón tay

Truyền dung dịch đẳng trương hoặc ưu trương

Bệnh nhân nhập viện được truyền dịch đường tĩnh mạch

Xét nghiệm (ví dụ, nước tiểu 24 giờ cho biết áp lực thẩm thấu tổng thể [độ thẩm thấu × thể tích nước tiểu])

Ngừng hoặc truyền chậm (để xác nhận lại chẩn đoán đa niệu)

Dinh dưỡng giàu protein khi nuôi dưỡng qua ống xông

Bất kỳ bệnh nhân nào được cho ăn qua ống xông

Chuyển sang nuôi dưỡng bằng ống xông với hàm lượng protein thấp hơn (để xác nhận lại chẩn đoán đa niệu)

Sau giải quyết tắc nghẽn đường niệu

Đa niệu sau khi đặt dẫn lưu bàng quang ở bệnh nhân bị tắc nghẽn cổ bàng quang

Đánh giá lâm sàng

* Hầu hết các bệnh nhân cần phải đo lượng nước tiểu và áp lực thẩm thấu huyết tương và natri huyết thanh.

† Áp lực thẩm thấu nước tiểu thường < 300 mOsm/kg (300 mmol/kg) trong đái tháo nhạt và > 300 mOsm/kg (300 mmol/kg) trong lợi tiểu thẩm thấu.

ADH = hóc môn chống bài niệu.

Trong các chủ đề này