Apnea of Prematurity

TheoArcangela Lattari Balest, MD, University of Pittsburgh, School of Medicine
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 7 2023

Ngưng thở ở trẻ non tháng được định nghĩa là ngưng thở > 20 giây hoặc ngưng thở < 20 giây liên quan đến nhịp tim chậm (< 100 nhịp/phút; 1) và/hoặc độ bão hoà Oxygen < 85% ở trẻ sơ sinh được sinh ra < 37 tuần mang thai và không có các bất thường khác tiềm ẩn gây ngưng thở. Nguyên nhân có thể là do hệ thần kinh trung ương chưa trưởng thành (ngưng thở trung ương); nếu cơn ngừng thở kéo dài, có thể có tắc nghẽn đường thở. Chẩn đoán bằng lâm sàng và theo dõi tim mạch. Điều trị bao gồm sử dụng các chất kích thích hô hấp đối với ngưng thở do trung tâm và nằm đầu cao cho ngưng thở do tắc nghẽn. Tiên lượng tuyệt vời; ngưng thở sẽ đỡ ở hầu hết trẻ sơ sinh non tháng vào khoảng tuần thứ 37 sau kỳ kinh nguyệt và ở hầu hết trẻ sinh non ở tuần thứ 44 sau kỳ kinh nguyệt.

(Xem thêm Tổng quan các rối loạn hô hấp chu sinh.)

Thay đổi sinh lý quá mức đi kèm với quá trình sinh đẻ (xem thêm chức năng phổi ở trẻ sơ sinh), đôi khi làm lộ ra các tình trạng mà không xuất hiện khi ở trong tử cung. Vì lý do đó, cần có người có kinh nghiệm hồi sức tại phòng sinh trong mỗi lần chuyển dạ. Tuổi thaicác tham số tăng trưởng giúp xác định nguy cơ bệnh lý sơ sinh.

Khoảng 25% trẻ non tháng có ngưng thở như trên, thường bắt đầu từ 2 đến 3 ngày sau khi sinh và hiếm khi xảy ra vào ngày đầu tiên. Ngưng thở vào ngày đầu tiên của cuộc đời có thể cho thấy một dị dạng hoặc tổn thương hệ thần kinh trung ương. Ngưng thở phát triển > 14 ngày sau sinh ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh biểu hiện một chứng bệnh nghiêm trọng khác ngoài ngưng thở sớm (ví dụ, nhiễm khuẩn huyết). (Nguy cơ gia tăng khi tuổi thai càng non).

Tài liệu tham khảo chung

  1. 1. Eichenwald EC, Committee on Fetus and Newborn, American Academy of Pediatrics: Apnea of prematurity. Pediatrics 137(1), 2016. doi: 10.1542/peds.2015-3757

Sinh lý bệnh ngưng thở ở trẻ sinh non

Ngưng thở ở trẻ non tháng là một rối loạn phát triển gây ra bởi sự chưa trưởng thành của chức năng thần kinh và/hoặc cơ học của hệ thống hô hấp. Ngưng thở có thể được phân loại thành

  • Trung ương (phổ biến nhất)

  • Tắc nghẽn

  • Một mô hình hỗn hợp

Ngưng thở trung ương là do các trung tâm hô hấp chưa trưởng thành. Sinh lý bệnh cụ thể chưa được hiểu hoàn toàn nhưng dường như liên quan đến một số yếu tố, bao gồm phản ứng bất thường đối với tình trạng thiếu oxy huyết và tăng CO2. Đây là loại ngưng thở phổ biến nhất của sinh non.

Ngưng thở tắc nghẽn gây ra bởi sự tắc nghẽn luồng không khí, chỗ gấp của cổ gây ra sự chèn ép các mô mềm hạ hầu, tắc nghẽn mũi, hoặc phản xạ co thắt thanh quản.

Ngưng thở hỗn hợp là một sự kết hợp giữa ngưng thở trung tâm và tắc nghẽn.

Tất cả các loại ngưng thở có thể gây ra thiếu oxy máu, tím, và nhịp tim chậm nếu ngưng thở kéo dài. Bởi vì nhịp tim chậm cũng có thể xảy ra đồng thời với ngưng thở, một cơ chế trung tâm có thể chịu trách nhiệm cho cả hai.

Khoảng 18% số trẻ chết do SIDS (Hội chứng đột tử khi ngủ), có tiền sử đẻ non, nhưng ngưng thở ở trẻ để non không phải là tiền thân của SIDS.

Thở chu kỳ là những chu kỳ lặp lại từ 5 đến 20 giây thở bình thường xen kẽ với thời gian ngưng thở ngắn (< 20 giây). Hiện tượng này thường gặp ở trẻ sinh non và không được coi là ngưng thở khi sinh non và có rất ít hoặc không có ý nghĩa lâm sàng.

Ngọc trai & cạm bẫy

  • Các đợt ngưng thở ở trẻ non tháng không nên được coi là do sinh non cho đến khi các nguyên nhân nghiêm trọng (ví dụ: nhiễm trùng, tim, chuyển hóa, hô hấp, hệ thần kinh trung ương, điều hòa thân nhiệt) đã được loại trừ.

Chẩn đoán ngưng thở khi sinh non

  • Đánh giá lâm sàng

  • Theo dõi tim phổi

  • Các nguyên nhân khác (ví dụ, hạ đường huyết, nhiễm khuẩn, xuất huyết nội sọ) cần được loại trừ

Mặc dù thường do cơ chế kiểm soát hô hấp chưa trưởng thành, nhưng ngưng thở ở trẻ non tháng có thể là dấu hiệu của rối loạn chức năng về nhiễm trùng, chuyển hóa, điều nhiệt, hô hấp, tim hoặc thần kinh trung ương. Thông qua hỏi tiền sử, bệnh sử, thăm khám lâm sàng và khi cần thiết, phải làm xét nghiệm trước khi chấp nhận sinh non tháng là nguyên nhân của chứng ngưng thở. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) không còn được cho là gây ngưng thở ở trẻ sơ sinh non tháng, vì vậy sự có mặt của GERD không nên được coi là một lời giải thích cho các cơn ngưng thở.

Chẩn đoán ngưng thở thường được thực hiện bằng quan sát trực quan hoặc bằng cách sử dụng các loại monitor theo dõi tim mạch hô hấp loại trở kháng được sử dụng trong quá trình thăm khám và chăm sóc liên tục cho trẻ non tháng.

Điều trị chứng ngưng thở khi sinh non

  • Kích thích

  • Điều trị bệnh nền

  • Chất kích thích hô hấp (ví dụ: caffeine)

  • Áp lực đường thở dương liên tục (CPAP)

Bệnh nhân được đưa vào một môi trường được theo dõi. Khi ngưng thở được ghi nhận bằng quan sát hoặc báo động theo dõi, trẻ sơ sinh được kích thích, đó có thể là tất cả những gì cần thiết; nếu hô hấp không tiếp tục, thông khí bằng túi-van-mặt nạ sẽ được cung cấp (xem Đường thở và thiết bị hô hấp).

Các đợt thường xuyên hoặc trầm trọng cần được đánh giá nhanh chóng và triệt để, và điều trị ngay các nguyên nhân có thể có. Nếu không nhiễm trùng hoặc các rối loạn cần điều trị, các chất kích thích hô hấp được chỉ định để điều trị các đợt thường xuyên hoặc trầm trọng, đặc trưng bởi thiếu oxy, tím, nhịp tim chậm hoặc kết hợp. Uống Caffeine là loại thuốc kích thích hô hấp an toàn nhất và được sử dụng phổ biến nhất. Caffeine được ưa thích vì dễ quản lý, tác dụng phụ ít hơn, cửa sổ trị liệu lớn hơn, và ít cần theo dõi nồng độ thuốc. Điều trị vẫn tiếp tục cho đến khi trẻ sơ sinh có tuổi tương ứng 34 đến 35 tuần tuổi cho và không bị ngưng thở cần can thiệp thể chất trong ít nhất 5 đến 7 ngày. Tiếp tục theo dõi sau đợt ngưng thở cuối cùng hoặc sau khi ngừng caffein cho đến khi trẻ đi được 5 đến 10 ngày nữa mà không có tình trạng ngừng thở cần can thiệp.

Nếu vẫn còn ngưng thở kể cả khi đã dùng chất kích thích hô hấp, có thể cho trẻ thở hỗ trợ với áp suất dương liên tục (CPAP) bắt đầu từ 5 đến 7 cm H2O. Những trường hợp không đáp ứng thì cần đến sự hỗ trợ của thông khí nhân tạo.

Một số bác sĩ tiếp tục theo dõi trẻ trong 7 ngày sau khi kết thúc điều trị để chắc chắn là tình trạng ngưng thở hoặc nhịp tim chậm không bị tái phát. Một số khác cho trẻ ra viện và kê caffeine nếu điều trị cho thấy hiệu quả.

Tiên lượng ngưng thở ở trẻ sinh non

Hầu hết trẻ sinh non ngừng ngưng thở ở tuần thứ 37 sau kỳ kinh nguyệt và chứng ngưng thở ở trẻ sinh non sẽ hết ở hầu hết trẻ sinh non ở tuần thứ 44 sau kỳ kinh nguyệt. Ngưng thở có thể tiếp tục trong nhiều tuần lễ ở trẻ sinh ra quá non (ví dụ 23 đến 27 tuần).

Hiếm khi tử vong.

Phòng ngừa chứng ngưng thở khi sinh non

Theo dõi tại nhà

Những trẻ sơ sinh có nguy cơ cao đã nhập viện mà không có các biểu hiện lâm sàng về tim mạch - hô hấp nặng (ví dụ như ngưng thở > 20 giây, ngưng thở kèm theo chứng tím trung ương, ngưng thở liên quan đến nhịp tim < 80 nhịp/phút trong 3 đến 10 ngày theo dõi liên tục bằng monitor giám sát hô hấp và tuần hoàn có thể được cho ra viện về nhà một cách an toàn mà không cần monitor theo dõi. Đôi khi một máy monitor theo dõi tuần hoàn hô hấp tại nhà và/hoặc có thể kê toa caffeine đường uống để rút ngắn nằm viện cho những trẻ đã sẵn sàng cho việc xuất viện nhưng vẫn có các cơn ngưng thở hoặc nhịp tim chậm mà có thể tự phục hồi mà không cần can thiệp. Tuy nhiên, rất ít trẻ sơ sinh được xuất viện về nhà với máy theo dõi ngưng thở, và chỉ những trẻ có cơn đau tự hồi phục và không cần can thiệp, nên được xem xét để xuất viện.

Phụ huynh nên được hướng dẫn làm thế nào để sử dụng đúng cách thiết bị, đánh giá các tình huống báo động, biết cách xử trí cần thiêt (ví dụ: hồi sức tim phổi [CPR], và giữ một bản ghi các sự kiện. Cần phải hỗ trợ và hỗ trợ qua điện thoại 24/24 cũng như theo dõi bệnh nhân ngoại trú về quyết định ngừng sử dụng monitor theo dõi. Các monitors có khả năng lưu lại các thông tin sự kiện được ưu tiên sử dụng. Các bậc cha mẹ nên được thông báo rằng các monitor theo dõi tại nhà không được chứng minh là làm giảm tỷ lệ mắc SIDS - Hội chứng đột tử khi ngủ hoặc các sự kiện ngắn không giải thích được (BRUEs).

Ngọc trai & cạm bẫy

  • Máy theo dõi tim mạch tại nhà đã không được chứng minh là làm giảm tỷ lệ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) hoặc các biến cố không giải thích được trong thời gian ngắn (BRUE).

Tư thế

(Xem thêm the American Academy of Pediatrics' updated 2022 recommendations for reducing infant deaths in the sleep environment.)

Trẻ sơ sinh phải luôn được đặt nằm ngửa khi ngủ trên bề mặt ngủ chắc chắn, bằng phẳng, không nghiêng trong mỗi lần ngủ trừ khi các tình trạng bệnh lý khác ngăn cản điều này. Ngủ bên cạnh hoặc ngửa quá không ổn định. Đầu của trẻ nên được giữ ở vị trí đường giữa, và cổ nên được giữ ở vị trí trung gian hoặc mở rộng một chút để tránh tắc nghẽn đường thở trên.

Các nghiên cứu viên thường phát hiện ra rằng phát hiện thấy trẻ sơ sinh tử vong trong phòng ngủ là do ngạt thở. Để biết thêm các biện pháp làm giảm nguy cơ SIDS, hãy xem Phòng ngừa SUID và SIDS.

Tất cả trẻ sinh non, đặc biệt là những trẻ bị ngưng thở khi sinh non, đều có nguy cơ ngưng thở, nhịp tim chậm và giảm độ bão hòa oxy khi ngồi trên ghế ô tô và phải thực hiện thử nghiệm ghế ô tô trước khi xuất viện.

Những điểm chính

  • Ngưng thở ở trẻ non tháng gây nên do sự chưa hoàn thiện của chức năng thần kinh và/hoặc cơ học của hệ thống hô hấp.

  • Cho đến khi trưởng thành, trẻ non tháng có thể bị ngừng thở > 20 giây hoặc ngừng thở < 20 giây kết hợp với nhịp tim chậm (< 100 nhịp/phút) và/hoặc độ bão hòa oxy < 85%.

  • Chẩn đoán dựa vào theo dõi, quan sát và loại trừ các nguyên nhân khác nghiêm trọng hơn gây ngưng thở (ví dụ như nhiễm trùng, rối loạn chuyển hoá, điều hòa thân nhiệt, hô hấp, tim hoặc hệ thần kinh trung ương).

  • Theo dõi hô hấp và đưa ra các kích thích vật lý để ngừng thở; Nếu không thở được, hãy thông khí bằng túi-van-mặt nạ.

  • Cho uống caffeine cho trẻ sơ sinh có những đợt tái phát.

  • Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản không nên bắt đầu như là một can thiệp cho ngưng thở khi sinh non.

  • Rất ít trẻ sơ sinh được xuất viện bằng máy theo dõi ngưng thở, và chỉ những trẻ có cơn đau tự hồi phục và không cần kích thích.

Thông tin thêm

Tài nguyên bằng tiếng Anh sau đây có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của tài liệu này.

  1. American Academy of Pediatrics: Sleep-Related Infant Deaths: Updated 2022 Recommendations for Reducing Infant Deaths in the Sleep Environment