Hầu hết các loại gãy ngón chân đều ít di lệch và chỉ cẩn dính cố định vào ngón bên cạnh.
(Xem thêm Tổng quan về gãy xương.)
BÁC SĨ P. MARAZZI/SCIENCE PHOTO LIBRARY
Gãy xương ngón chân có thể là kết quả của việc rơi một vật nặng trên ngón chân hoặc bẻ chúng.
Hay gặp đau, sưng nề và tăng nhạy cảm da. Tụ máu dưới móng (giữa đĩa móng và giường móng) cũng rất phổ biến, đặc biệt khi cơ chế là do chấn thương dập nát.
Chẩn đoán gãy ngón chân
Nếu nghi ngờ thương tổn nhất định, cho chụp phim X-quang
ZEPHYR/SCIENCE PHOTO LIBRARY
Trừ khi có nghi ngờ biến dạng xoay hoặc phạm khớp, hoặc gãy đốt gần ngón cái, thường không cần chụp X-quang bởi dù có gãy hay không không làm thay đổi hướng điều trị. Khi chỉ định chụp X-quang, cần các tư thế thẳng, nghiêng và chếch.
Điều trị gãy ngón chân
Dính vào ngón bên cạnh
Với một số chấn thương nhất định, mổ nắn chỉnh cố định
Điều trị gãy xương ngón chân bao gồm băng ngón chân bị thương vào ngón chân liền kề (nẹp động hoặc băng hai ngón vào nhau).
Nếu ngón chân bị di lệch hay biến dạng nhiều, có thể cần nắn chỉnh thêm trước khi dính. Thỉnh thoảng cần chỉ định mổ cố định xương (ví dụ khi gãy di lệch nhiều hay có biến dạng xoay của ngón chân cái).
Nếu ngón cái bị gãy, bệnh nhân không nên tỳ chân lên bên bị tổn thương, nên đi giày đế cứng sau mổ; theo dõi hẹn khám lại với phẫu thuật viên chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
Những điểm chính
Gãy ngón chân gây sừng nề và đau; thường có máu tụ dưới móng, đặc biệt trong các tổn thương nghiền ép ngón.
Chụp X-quang tư thế thẳng, nghiêng và chếch cho các ngón khi có biến dạng xoay, liên quan diện khớp hoặc chấn thương của đốt gần ngón cái; ngoài ra X-quang ít khi cần thiết bởi gãy xương không làm thay đổi hướng điều trị.
Dính ngón chân bị thương với ngón bên cạnh; nếu ngón bị di lệch hay biến dạng, có thể cần nắn chỉnh thêm trước.
Nếu ngón cái bị gãy, hướng dẫn bệnh nhân không tỳ chân lên bên bị tổn thương, cho mang giày đế cứng sau mô, sắp xếp lịch hẹn khám lại với phẫu thuật viên chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.