Chọc dịch não tủy

TheoMark Freedman, MD, MSc, University of Ottawa
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 8 2023

    Chọc dịch não tủy được dùng để:

    Bảng
    Bảng

    Chống chỉ định tương đối bao gồm

    • Nhiễm trùng tại vị trí chọc kim

    • Bệnh lý chảy máu có tính di truyền

    • Tăng áp lực nội sọ do khối choán chỗ nội sọ, gây tắc nghẽn lưu thông CSF (ví dụ do hẹp cống não hoặc dị dạng Chiari I) hoặc tắc mạch não tủy (ví dụ do khối u đè ép)

    Nếu có phù gai thị hoặc thiếu sót thần kinh khu trú, cần phải thực hiện việc chụp CT hoặc MRI trước khi chọc dò tủy sống để loại trừ sự hiện diện của một khối có thể thúc đẩy tình trạng thoát vị qua lều hoặc thoát vị tiểu não.

    Thủ thuật chọc dò tủy sống

    Đối với thủ thuật này, bệnh nhân thường ở vị trí nằm nghiêng bên trái. Bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng trái,được yêu cầu ôm đầu gối và gập lưng càng nhiều càng tốt. Người phụ làm thủ thuật phải giữ cố định nếu bệnh nhân không thể duy trì tư thế này, hoặc cột sống có thể bị uốn cong tốt hơn bằng cách yêu cầu bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân béo phì, ngồi bên cạnh giường và cúi người về phía trước qua một bàn đặt trên giường.

    Làm sạch bằng cồn i-ốt một vùng có đường kính 20 cm, sau đó lau bằng cồn để loại bỏ i-ốt và ngăn chặn sự xâm nhập của nó vào khoang dưới nhện. Kim chọc dò tủy sống thắt lưng có nòng được đưa vào khoảng gian giữa L3-to-L4 hoặc L4-to-L5 (lỗ gai L4 thường nằm trên một đường giữa mào chậu sau-trên); kim nhắm tập trung về phía rốn của bệnh nhân và nếu bệnh nhân nằm ngửa thì luôn giữ song song với sàn. Khi vào được khoảng dưới nhện thường có cảm giác hẫng ở tay; rút nòng kim chọc dịch để dịch não tủy chảy ra ngoài.

    Áp lực dịch não tủy được đo bằng áp kế; 4 ống mỗi ống chứa khoảng 2 đến 10 mL CSF để xét nghiệm. Chỗ chọc kim được dán băng dính vô trùng.

    Hiện tượng đau đầu sau chọc dò tủy sống xảy ra ở khoảng 10% bệnh nhân.

    Chọc dịch não tủy

    Lần chọc dịch não tủy này được thực hiện khi bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng bên và kim chọc dịch não tủy được chọc vào khoảng L3-L4.

    Màu CSF

    Dịch não tủy bình thường trong và không màu; Nếu có 300 tế bào/microL sẽ gây màu ám khói hoặc đục.

    Dịch lẫn máu có thể do chọc chạm ven (đâm kim vào quá xa, vào xoang tĩnh mạch dọc theo trước ống tủy sống) hoặc xuất huyết dưới nhện. Phân biệt chạm ven khi chọc dò bằng

    • Màu đỏ của dịch não tủy nhạt dần giữa ống 1 và 4 (xác nhận bằng việc giảm số lượng hồng cầu [RBC])

    • Không có xanthochromia (dịch não tủy màu vàng do hồng cầu ly giải) trong một mẫu ly tâm

    • Hồng cầu tươi, không gai

    Với xuất huyết dưới nhện, CSF lẫn máu đều trong suốt quá trình lấy bệnh phẩm; xanthochromia thường xuất hiện sau khi đột quỵ vài giờ; hồng cầu thường già hơn và có khía. Dịch màu vàng nhạt cũng có thể là do nhiễm sắc thể già, vàng da nghiêm trọng, hoặc tăng protein (> 100 mg/dL).

    Số tế bào, nồng độ glucose và protein của CSF

    Số lượng tế bào, sự biệt hóa, nồng độ glucose và protein hỗ trợ chẩn đoán nhiều bệnh lý thần kinh (xem bảng Bất thường dịch não tủy trong một số rối loạn).

    Thông thường, tỷ lệ glucose trong CSF/máu là khoảng 0,6, và ngoại trừ hạ đường huyết trầm trọng, glucose CSF thường (> 50 mg/dL (> 2,78 mmol/L).

    Protein dịch não tủy tăng (> 50 mg/dL) là chỉ số nhạy cảm nhưng không đặc hiệu của bệnh; protein tăng lên > 500 mg/dL trong viêm màng não mủ, viêm màng não do lao tiến triển, tắc hoàn toàn do u tủy sống hoặc chọc dò có máu. Các xét nghiệm đặc biệt về globulin (bình thường < 15%) và hỗ trợ chuỗi oligoclone trong chẩn đoán rối loạn mất myelin như là bệnh đa xơ cứng. Các globulin miễn dịch trong CSF, thường là IgG, có thể được xác định bằng phương pháp immunoblotting hoặc immunofixation, trong đó các globulin miễn dịch này được phân tách bằng điện di và sau đó được nhuộm cùng với các kháng thể. Ngoài ra, đo độ đục có thể được sử dụng để định lượng protein và globulin miễn dịch trong dịch não tủy và huyết thanh, do đó cho phép tính toán các tỷ lệ hữu ích trong chẩn đoán các rối loạn tự miễn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (CNS), chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng. Trong đo độ đục, nồng độ protein được xác định bằng cách đo cường độ ánh sáng truyền qua CSF hoặc qua huyết thanh.

    Nhuộm, xét nghiệm, và nuôi cấy CSF

    Nếu nghi ngờ nhiễm trùng, lắng đọng dịch não tủy được chỉ định:

    Lượng dịch lớn hơn (10mL) làm tăng khả năng phát hiện mầm bệnh, đặc biệt là vi khuẩn kháng acid và một số loại nấm, khi nhuộm và nuôi cấy. Trong viêm màng não mô cầu hoặc giảm bạch cầu nặng, protein CSF có thể quá thấp để vi khuẩn bám vào lớp thủy tinh trong quá trình nhuộm Gram, tạo ra kết quả âm tính giả. Trộn một giọt huyết thanh vô trùng với mẫu CSF để ngăn cản vấn đề này. Khi nghi ngờ viêm màng não xuất huyết, sử dụng phương pháp siu tươi huyết trắng để tìm kiếm amip.

    Các xét nghiệm đông máu và phản ứng cố định hạt latex có thể cho phép nhận diện vi khuẩn nhanh chóng, đặc biệt khi nhuộm và nuổi cấy âm tính (ví dụ trong viêm màng não mất giai đoạn đầu). CSF nên được cấy trong môi trường yếm khí và có hiếu khí để tìm vi khuẩn kháng acid và nấm.

    Ngoại trừ enterovirus, hiếm khi phân lập được virus từ CSF. Các bảng kháng thể virus có sẵn.

    Các xét nghiệm VDRL (VIRL) và xét nghiệm kháng nguyên cryptococcus thường được thực hiện thường quy. Ngày càng có nhiều xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) để tìm vi rút herpes simplex và các mầm bệnh thần kinh trung ương khác.

    Các xét nghiệm CSF chuyên biệt có thể được thực hiện; các xét nghiệm này bao gồm các xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu trong các bệnh khác nhau, chẳng hạn như viêm não tự miễn (xem thêm Chẩn đoán và điều trị viêm não tự miễn). Các bệnh não tự miễn là các rối loạn ở não qua trung gian kháng thể nhắm đích các kháng nguyên thần kinh đặc hiệu.