Mày đay

(sẩn phù, mày đay)

TheoJulia Benedetti, MD, Harvard Medical School
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 1 2024

Mày đay bao gồm các mảng thay đổi, dạng vòng, ban đỏ và ngứa trên da.

Mày đay cũng có thể đi kèm với phù mạch, là kết quả của sự kích hoạt tế bào mast và tế bào đa nhân ái kiềm trong lớp trung bì sâu, các mô dưới da và biểu hiện phù nề mặt và môi, đầu chi, bộ phận sinh dục. Phù mạch có thể xảy ra ở ruột và biểu hiện là đau bụng dữ dội. Phù mạch có thể đe doạ đến mạng sống nếu tắc nghẽn đường thở xảy ra do phù thanh quản hoặc phù nề lưỡi.

(Xem thêm Đánh giá bệnh nhân da liễu.)

Sinh lý bệnh của mày đay

Mày đay do phóng thích histamin, bradykinin, kallikrein và các chất hoạt hóa thành mạch khác từ tế bào mast và tế bào đa nhân ái kiềm ở trung bì nông, dẫn đến phù nề trong da do giãn mao mạch và tĩnh mạch và thỉnh thoảng do thâm nhiễm bạch cầu.

Quá trình này có thể là qua trung gian miễn dịch hoặc không qua trung gian miễn dịch.

Sự kích hoạt tế bào mast qua trung gian miễn dịch bao gồm

  • Quá mẫn loại I phản ứng, trong đó các kháng thể IgE gắn kết với chất gây dị ứng liên kết với các thụ thể trên bề mặt tế bào có ái lực cao trên các tế bào mast và tế bào đa nhân ái kiềm

  • Bệnh lý tự miễn, trong đó các kháng thể kháng thụ thể IgE liên kết chéo về mặt chức năng với các thụ thể IgE và gây thoái hóa tế bào mast

Sự kích hoạt tế bào mast không qua trung gian miễn dịch bao gồm

  • Kích hoạt trực tiếp tế bào mast không gây dị ứng bằng một số loại thuốc hoặc một số chất

  • Ức chế cyclooxygenase do thuốc kích hoạt tế bào mast bằng các cơ chế không rõ ràng

  • Kích hoạt bởi các kích thích về thể chất hoặc cảm xúc; cơ chế chưa được hiểu rõ nhưng có thể liên quan đến việc giải phóng peptide thần kinh tương tác với các tế bào mast

Căn nguyên của mày đay

Mày đay được phân loại là cấp tính (< 6 tuần) hoặc mạn tính (> 6 tuần); trường hợp cấp tính (70%) thường gặp hơn mạn tính (30%).

Mề đay cấp tính (xem bảng Một số nguyên nhân gây mày đay) thường là kết quả của

  • Phản ứng quá mẫn loại I

Đôi khi có thể xác định được nguyên nhân khởi phát được cho là (ví dụ: thuốc, ăn uống, côn trùng cắn hoặc đốt, nhiễm trùng).

Mày đay mạn tính thường là kết quả từ

  • Nguyên nhân tự phát

  • Rối loạn tự miễn dịch

Mày đay mạn tính có thể kéo dài hàng tháng hàng năm cuối cùng tự khỏi mà không tìm rõ nguyên nhân.

Bảng
Bảng
Hình ảnh mề đay
Mày đay
Mày đay

Các tổn thương mề đay (nổi cục sẩn hoặc nổi mề đay) là những mảng có tính di chuyển, nổi cao, ngứa, đỏ do phù nề tại chỗ trên da.

... đọc thêm

Hình ảnh do bác sĩ Thomas Habif cung cấp

Mề đay do lạnh
Mề đay do lạnh

Bức ảnh này cho thấy kết quả thử viên đá lạnh dương tính ở một bệnh nhân bị mề đay tự phát do lạnh. Bức ảnh này được chụp 5 phút sau khi khối đá lạnh được lấy ra.

... đọc thêm

© Springer Science+Business Media

Mề đay sắc tố (lồng ngực)
Mề đay sắc tố (lồng ngực)

Mề đay sắc tố có thể biểu hiện dưới dạng tổn thương dạng mảng đỏ trên da.

© Springer Science+Business Media

Mề đay sắc tố (chân)
Mề đay sắc tố (chân)

Bệnh tế bào mast toàn thân có thể gây ra các nốt và nốt sần màu nâu vàng đến nâu đỏ.

© Springer Science+Business Media

Mề đay sắc tố (trẻ em)
Mề đay sắc tố (trẻ em)

Bức ảnh này cho thấy các dát màu nâu đỏ trên lưng của một trẻ trong độ tuổi đi học.

© Springer Science+Business Media

Mề đay sắc tố (trẻ sơ sinh)
Mề đay sắc tố (trẻ sơ sinh)

Trẻ sơ sinh được trình bày ở đây có nhiều tổn thương dạng nốt-sẩn và mảng mề đay sắc tố.

© Springer Science+Business Media

Mày đay mặt trời
Mày đay mặt trời

Bức ảnh này cho thấy mày đay do mặt trời ở một phụ nữ mặc áo ba lỗ. Các phát ban này xuất hiện trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

... đọc thêm

© Springer Science+Business Media

Chứng da vẽ nổi
Chứng da vẽ nổi

Chứng da vẽ nổi, hoặc viết trên da, có thể xảy ra khi da bị trầy xước nhẹ và tạo thành các đường đỏ nổi lên.

© Springer Science+Business Media

Đánh giá mày đay

Bởi vì không có xét nghiệm chẩn đoán xác định cho mày đay, đánh giá phần lớn dựa vào tiền sử và khám lâm sàng.

Lịch sử

Bệnh sử của bệnh hiện tại nên bao gồm thông tin chi tiết của từng đợt nổi ban bao gồm phân bố, kích cỡ và xuất hiện tổn thương; tần số xuất hiện; thời gian của từng tổn thương; và những lần xuất hiện trước. Các hoạt động và phơi nhiễm trong, ngay trước và trong vòng 24 giờ quanh sự xuất hiện của mày đay cần lưu ý. Bác sĩ lâm sàng nên hỏi cụ thể về việc tập thể dục gần đây; tiếp xúc với các chất gây dị ứng tiềm ẩn (xem bảng Một số nguyên nhân gây nổi mề đay), côn trùng hoặc động vật; bột giặt hoặc xà phòng mới; thức ăn mới; nhiễm trùng gần đây; hoặc các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống gần đây. Bệnh nhân nên được hỏi về khoảng thời gian giữa bất kỳ nguyên nhân kích hoạt nghi ngờ nào và sự xuất hiện của nổi mày đay và những nghi ngờ đặc biệt khác. Các triệu chứng liên quan quan trọng bao gồm ngứa, chảy nước mũi, sưng mặt và lưỡi, và khó thở.

Việc xem xét các hệ thống nên tìm kiếm các triệu chứng rối loạn nguyên nhân, bao gồm sốt, mệt mỏi, đau bụng và tiêu chảy (nhiễm trùng); không dung nạp nhiệt hoặc lạnh, run hoặc thay đổi cân nặng (viêm tuyến giáp tự miễn); đau khớp (cryoglobulin máu, lupus ban đỏ hệ thống [SLE]); phát ban ở vùng má (SLE); khô mắt và khô miệng (hội chứng Sjögren); loét da và tổn thương tăng sắc tố sau khi hết mày đay (viêm mạch mày đay); các sẩn sắc tố nhỏ (bệnh tế bào mast); bệnh hạch bạch huyết (bệnh do virus, ung thư, bệnh huyết thanh); tiêu chảy cấp tính hoặc tiêu chảy mạn tính (viêm ruột do vi rút hoặc viêm ruột do ký sinh trùng); và sốt, đổ mồ hôi ban đêm hoặc sụt cân (ung thư).

Bệnh sử trước đây cần phải bao gồm một tiền sử dị ứng một cách chi tiết, bao gồm các tình trạng dị ứng đã biết (ví dụ: dị ứng, hen, chàm) và các nguyên nhân có thể được biết đến (ví dụ: bệnh lý tự miễn, ung thư). Cần xem xét lại tất cả việc sử dụng thuốc, bao gồm cả thuốc không kê đơn và các sản phẩm thảo dược, đặc biệt là bất kỳ loại thuốc nào đặc biệt là liên quan đến nổi mày đay (xem bảng Một số nguyên nhân gây mày đay). Tiền sử gia đình sẽ gợi ý bất kỳ tiền sử bệnh thấp khớp hệ thống, các bệnh lý tự miễn khác hoặc ung thư. Tiền sử dịch tễ nên bao gồm bất kỳ chuyến đi gần đây và bất kỳ yếu tố nguy cơ nào cho việc lây truyền bệnh truyền nhiễm (ví dụ viêm gan, HIV).

Khám thực thể

Các dấu hiệu sinh tồn cần ghi nhận sự xuất hiện của nhịp tim chậm hoặc nhịp tim nhanh và thở nhanh. Khám tổng quát nên tìm kiếm ngay lập tức bất kỳ dấu hiệu nào của suy hô hấp và cũng có thể lưu ý suy giảm ý thức, vàng da, hoặc kích động.

Khám vùng đầu cần lưu ý sự sưng mặt, môi, hoặc lưỡi, hoàng đảm; ban cánh bướm; tuyến giáp to và đau; hạch lympho; hoặc khô mắt và khô miệng. Cần phải kiểm tra hầu họng và xoang phải được đánh giá và dùng đèn soi để phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng (ví dụ, nhiễm trùng xoang, áp xe răng).

Khám ổ bụng cần lưu ý đến bất kỳ khối u, gan to, lách, hay cảm giác đau khi sờ. Khám thần kinh cần lưu ý đến bất kỳ sự run rẩy hoặc tăng phản xạ hoặc chứng giảm phản xạ Khám cơ xương khớp cần lưu ý sự hiện diện của bất kỳ khớp bị viêm hoặc biến dạng.

Khám da cần lưu ý đến sự xuất hiện và phân bố tổn thương mày đay cũng như bất kỳ các chứng loét da, tăng sắc tố, sẩn nhỏ hoặc vàng da. Các tổn thương mày đay thường xuất hiện dạng vòng ranh giới rõ tổn thương ở lớp trung bì Những vết sưng này thường có ban đỏ và có kích thước khác nhau, từ vết kim châm đến diện rộng. Một số tổn thương có thể rất lớn. Trong những trường hợp khác, tổn thương mày đay nhỏ có thể hợp lại trở nên lớn hơn. Tuy nhiên, tổn thương da cũng có thể biến mất tại thời điểm thăm khám. Có thể thực hiện các thao tác gây nổi mày đay trong quá trình khám, bao gồm tiếp xúc với rung động (âm thoa), độ ấm (âm thoa được giữ dưới nước ấm), lạnh (ống nghe, âm thoa lạnh hoặc đá viên lạnh), nước hoặc tì đè (nhẹ nhàng gãi vùng không bị ảnh hưởng bằng móng tay).

Các dấu hiệu cảnh báo

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Phù nề (sưng mặt, môi, hoặc lưỡi)

  • Thở khò khè, hoặc các chứng suy hô hấp khác

  • Tổn thương tăng sắc tố, vết loét hoặc mày đay tồn tại > 48 giờ

  • Dấu hiệu bệnh lý toàn thân (ví dụ: sốt, hạch to, vàng da, suy giảm ý thức)

Giải thích các dấu hiệu

Mày đay cấp tính gần như luôn luôn là do một số phơi nhiễm nhất định với thuốc, chất hoặc kích thích vật lý hoặc bệnh truyền nhiễm cấp tính. Tuy nhiên, tiền sử có thể chưa khai thác được yếu tố kích hoạt rõ ràng, đặc biệt là khi dị ứng có thể xuất hiện không có dấu hiện cảnh báo với một chất đã dung nạp trước đó.

Phần lớn mày đay mạn tính là tự phát. Nguyên nhân phổ biến nhất tiếp theo là bệnh lý tự miễn dịch. Bệnh tự miễn dịch gây ra đôi khi có lâm sàng rõ ràng. Viêm mạch mày đay đôi khi có liên quan đến các bệnh thấp khớp toàn thân (đặc biệt là SLE hoặc hội chứng Sjögren). Trong bệnh viêm mạch mày đay, mày đay đi kèm với các dấu hiệu viêm mạch hủy bạch cầu trên mô bệnh học; cần cân nhắc khi mày đay gây đau hơn là ngứa, kéo dài > 48 giờ, không nhợt nhạt hoặc kèm theo mụn nước hoặc ban xuất huyết.

Xét nghiệm

Thông thường, không cần xét nghiệm khi nổi mày đay trừ khi dấu hiệu gợi ý có rối loạn cụ thể như nhiễm trùng.

Các trường hợp bất thường, tái phát hoặc dai dẳng cần được đánh giá thêm. Cần được giới thiệu đi kiểm tra da dị ứng và các xét nghiệm thường quy trong phòng thí nghiệm phải bao gồm công thức máu, xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm gan và hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Việc kiểm tra thêm nên theo dẫn hướng của các triệu chứng và dấu hiệu (ví dụ: rối loạn tự miễn dịch) và bất kỳ bất thường nào trên các xét nghiệm sàng lọc (ví dụ: huyết thanh viêm gan và siêu âm đối với các xét nghiệm gan bất thường; trứng và ký sinh trùng đối với tăng bạch cầu ái toan; hiệu giá cryoglobulin đối với xét nghiệm về gan cao hoặc creatinin tăng cao; các tự kháng thể tuyến giáp đối với TSH bất thường).

Sinh thiết da nên được thực hiện nếu có bất kỳ điều gì không chắc chắn về chẩn đoán hoặc nếu tình trạng sẩn kéo dài > 48 giờ (để loại trừ viêm mạch nổi mề đay).

Các bác sĩ lâm sàng nên thận trọng khi đề nghị bệnh nhân thực hiện một thử thách theo kinh nghiệm (ví dụ: “Hãy thử như vậy và như vậy một lần nữa và xem liệu bạn có bị phản ứng hay không”) vì các phản ứng tiếp theo có thể nặng hơn.

Điều trị mày đay

Bất kỳ nguyên nhân được xác định nào đều được điều trị hoặc khắc phục. Các loại thuốc hoặc thực phẩm có liên quan cần phải được dừng lại.

Điều trị triệu chứng không đặc hiệu (ví dụ, tắm mát, tránh nước nóng và gãi, mặc quần áo rộng) có thể có hiệu quả.

Điều trị toàn thân

Thuốc kháng histamine vẫn là thuốc chính trong việc điều trị. Chúng phải được thực hiện các biện pháp cơ bản một cách thường xuyên hơn là khi cần mới thực hiện Chúng phải được thực hiện các biện pháp cơ bản một cách thường xuyên hơn là khi cần mới thực hiện thuốc kháng histamine thế hệ mới thường được ưa chuộng hơn do dùng liều một lần mỗi ngày và bởi vì một số loại thuốc ít gây ngủ. Lựa chọn phù hợp bao gồm

  • Cetirizine 10 mg một lần/ngày

  • Fexofenadine 180 mg một lần/ngày

  • Desloratadine 5 mg một lần/ngày

  • Levocetirizine 5 mg một lần/ngày

Thuốc kháng histamine đường uống thế hệ cũ hơn (ví dụ, hydroxyzine 10 đến 25 mg, 4 đến 6 giờ một lần; diphenhydramine 25 đến 50 mg, 6 giờ một lần) có tác dụng an thần nhưng rẻ tiền và đôi khi khá hiệu quả.

Corticosteroid toàn thân (ví dụ, prednisone 30 đến 40 mg uống một lần/ngày) được dùng cho các triệu chứng nặng nhưng không nên sử dụng lâu dài. Thuốc corticosteroid tại chỗ hay thuốc kháng histamine không mang lại lợi ích.

Bệnh nhân nổi mề đay vô căn mạn tính thường không đáp ứng với thuốc kháng histamine hoặc các loại thuốc thông thường khác. Omalizumab, một kháng thể đơn dòng có thể ngăn chặn một số phản ứng dị ứng nhất định, có thể giúp giảm các triệu chứng (1).

Phù mạch

Bệnh nhân bị phù mạch vùng hầu họng hoặc bất kỳ tổn thương nào ở đường thở nên tiêm dưới da epinephrine 0,3 mL dung dịch 1:1000 và nhập viện. Khi xuất viện, bệnh nhân cần được cung cấp và được tập luyện về việc sử dụng bút epinephrine tự tiêm.

Tài liệu tham khảo về điều trị

  1. 1. Zhao ZT, Ji CM, Yu WJ, et al: Omalizumab for the treatment of chronic spontaneous urticaria: A meta-analysis of randomized clinical trials. J Allergy Clin Immunol 137(6):1742-1750.e4, 2016 doi: 10.1016/j.jaci.2015.12.1342

Các điểm thiết yếu ở người cao tuổi: Mày đay

Các thuốc kháng histamine đường uống thế hệ cũ (ví dụ, hydroxyzine, diphenhydramine) có tính chất an thần và có thể gây lẫn lộn, bí tiểu, và mê sảng. Các loại thuốc này cần phải được sử dụng thận trọng để điều trị bệnh nổi mề đay ở người cao tuổi.

Những điểm chính

  • Mày đay có thể do các cơ chế dị ứng hoặc không dị ứng.

  • Hầu hết các trường hợp cấp tính do dị ứng với một chất cụ thể.

  • Hầu hết các trường hợp mạn tính đều tự phát hoặc do bệnh tự miễn dịch.

  • Các triệu chứng toàn thân đồng thời đòi hỏi phải có một đánh giá toàn diện về nguyên nhân.

  • Việc điều trị dựa trên mức độ nghiêm trọng; các thuốc chống histamine không an thần và tránh các yếu tố khởi phát là những lựa chọn điều trị bậc một.

  • Thuốc corticosteroid và thuốc kháng histamine tại chỗ không có lợi ích điều trị.