Quá tải thể tích nói chung là sự gia tăng của thể tích dịch ngoại bào (ECF). Tăng thể tích ECF thường xảy ra trong suy tim, suy thận cấp hoặc suy thận mạn tính, hội chứng thận hư và xơ gan. Thận giữ Natri dẫn đến tăng tổng lượng natri cơ thể. Hậu quả của sự gia tăng này dẫn đến tình trạng quá tải thể tích các mức độ khác nhau. Nồng độ natri huyết thanh có thể cao, thấp hoặc bình thường ở những bệnh nhân quá tải về thể tích (mặc dù tổng hàm lượng natri trong cơ thể tăng lên). Điều trị bao gồm loại bỏ dịch quá tải với thuốc lợi tiểu hoặc loại bỏ dịch thông qua các phương pháp như lọc máu và chọc tháo dịch màng bụng.
(Xem thêm Cân bằng nước và natri và Tổng quan về rối loạn thể tích chất lỏng.)
Sự gia tăng tổng lượng natri cơ thể là sinh lý bệnh chính. Nó làm tăng áp lực thẩm thấu, gây nên các cơ chế bù trừ bằng cách giữ nước. Khi có đủ dịch trong ECF (thường là > 2,5 L), phù phát triển.
Một số nguyên nhân phổ biến nhất của quá tải thể tích ECF gồm:
Phù trước kinh nguyệt
Mang thai
Bù nước quá mức (ví dụ: uống quá nhiều nước trước khi tập thể dục hoặc do rối loạn tâm thần) hiếm khi gây ra vấn đề trừ khi bệnh nhân cũng có một trong những nguyên nhân phổ biến khác gây quá tải thể tích ECF.
Triệu chứng và Dấu hiệu quá tải thể tích
Chẩn đoán Quá tải thể tích
Bệnh sử và khám lâm sàng
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Các đặc điểm chính bao gồm tăng cân và phù. Vị trí và mức độ phù phụ thuộc với nhiều yếu tố, bao gồm cả khi bệnh nhân ngồi, nằm, hay đứng gần đây.
Các kết quả lâm sàng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và được thảo luận chi tiết ở các phần khác trong CẨM NANG.
Nồng độ natri huyết thanh (xem thêm Tăng natri máu và Hạ natri máu) có thể cao, thấp hoặc bình thường ở những bệnh nhân bị quá tải thể tích (mặc dù tổng lượng natri trong cơ thể tăng lên).
Natri niệu có thể giúp phân biệt tổn thương thận cấp tính với các nguyên nhân cấp tính khác (không phải thận) gây quá tải thể tích. Khi suy thận, natri niệu > 20 mEq/L (> 20 mmol/L) so với < 10 mEq/L (< 10 mmol/L) trong suy tim, xơ gan và hội chứng thận hư.
Điều trị Quá tải thể tích
Điều trị nguyên nhân
Điều trị tập trung vào nguyên nhân chính xác. Điều trị suy tim, xơ gan, suy thận, tăng natri máu, hạ natri máu và hội chứng thận hư được đề cập ở những phần khác trong CẨM NANG. Nói chung, điều trị bao gồm thuốc lợi tiểu và đôi khi loại bỏ dịch cơ học thông qua các phương pháp như lọc máu và chọc hút.
Chế độ ăn hạn chế muối. Thuốc lợi tiểu được cho trong suy tim, xơ gan, suy thận và hội chứng thận hư.
Theo dõi ân nặng hàng ngày là cách tốt nhất để theo dõi tiến trình điều trị cho quá tải thể tích ECF. Tốc độ điều chỉnh quá tải thể tích ECF nên được giới hạn ở mức 0,25 kg đến 0,5 kg thể trọng/ngày, tùy thuộc vào mức độ quá tải thể tích (nhanh hơn khi thừa nhiều, chậm hơn khi dư ít) và các vấn đề y tế khác của bệnh nhân (chậm hơn ở bệnh nhân hạ huyết áp hoặc suy thận).
Bệnh nhân ngoại trú nên được giám sát chặt chẽ khi điều trị lợi tiểu. Khi có rối loạn chức năng cơ quan nặng hơn hoặc nhiều cơ quan phức tạp hơn, hoặc ít tiến triển với thuốc lợi tiểu đường uống, cần thiết điều trị nội trú và theo dõi.