Răng có thể bị mất do sâu răng, bệnh nha chu, hoặc là chấn thương hoặc có thể bị nhổ bỏ khi điều trị thất bại. Mất răng có thể gây ra các vấn đề về thẩm mỹ, phát âm, các vấn đề về khớp cắn và làm di chuyển các răng khác.
Các loại phục hình nha khoa
Phục hình trong nha khoa bao gồm
Cầu răng cố định
Hàm tháo lắp từng phần
Hàm tháo lắp toàn phần
Cấy ghép tích hợp Osseo
Cầu răng (răng giả từng phần cố định) gồm các răng giả được hàn hoặc đúc cố định với nhau và gắn với các răng thật (răng trụ) để chịu toàn bộ lực nhai. Cầu răng hiện có thể được tạo bằng cách phay thông qua công nghệ thiết kế và sản xuất với sự hỗ trợ của máy tính. Cầu răng sẽ không thể gỡ bỏ khi đã gắn xong. Cầu răng nhỏ hơn hàm tháo lắp từng phần, nhưng có thể làm một hoặc nhiều cầu để thay thế cho các răng trong cung hàm.
Hàm tháo lắp từng phần là một phục hình với các móc tựa vào răng trụ, có thể tháo ra để làm sạch và khi đi ngủ. Mô mềm bên dưới hàm giả cũng chịu một phần lực nhai, thường ở cả hai bên cung hàm. Phục hình này thường được sử dụng khi mất nhiều răng và giải pháp làm cầu răng cố định hoặc cấy ghép implant không khả thi hoặc không thể chi trả được.
Hàm toàn bộ là phục hình có thể tháo lắp và được sử dụng khi mất hết răng. Chúng giúp bệnh nhân ăn nhai và cải thiện phát âm cũng như thẩm mỹ nhưng không thể đầy đủ và có cảm giác như hàm răng tự nhiên. Khi mất răng, hàm dưới sẽ dần bị tiêu xương, làm cho hàm giả lỏng lẻo cần phải sửa lại (đệm hoặc thay nền hàm) hoặc làm hàm mới. Các giải pháp thay thế là các can thiệp phẫu thuật miệng để mở rộng sống hàm hoặc cấy ghép implant để thay thế các răng mất.
Implant thường là trụ hoặc ốc ti tan thay thể cho chân răng. Một hoặc nhiều implant được cấy ghép vào xương ổ răng, sau đó chúng sẽ tích hợp vào xương xung quanh. Ngay lập tức hoặc tối đa 6 tháng sau, răng nhân tạo (từ một răng riêng lẻ cho đến răng giả toàn hàm) được gắn vào implant. Implants không tháo ra được mặc dù những phục hình mà nó nâng đỡ có thể tháo ra được. Do dễ bị viêm nhiễm, nên những vùng này cần được đảm bảo sự quan tâm chu đáo đến vệ sinh răng miệng.
Phục hình nha khoa và phẫu thuật
Nói chung, tất cả các phục hình tháo lắp đều phải được tháo ra trước khi gây mê, phẫu thuật họng, hoặc điều trị động kinh để phòng ngừa gãy hàm hoặc rơi vào đường thở. Chúng được bảo quản trong nước để tránh những thay đổi về hình dạng. Tuy nhiên, một số bác sĩ gây mê lại cho rằng nên để các phục hình đúng vị trí để giúp ống dẫn khí đi qua, giữ cho khuôn mặt bình thường để mặt nạ gây mê khít sát hơn, ngăn ngừa tổn thương vùng lợi trên cung hàm mất răng hoàn toàn bởi các răng hàm đối, và không gây trở ngại khi soi thanh quản.
Những vấn đề của răng giả
Đôi khi, niêm mạc bên dưới một hàm giả có thể bị viêm (hàm giả làm đau miệng, viêm nhú lợi phì đại). Các yếu tố bổ sung cho tình trạng thi thoảng không đau này bao gồm viêm do nấm candida, hàm giả không khít, vệ sinh kém, hàm giả di lệch nhiều và nhất là đeo hàm giả 24 giờ/ngày. Niêm mạc có màu đỏ và mượt. Sự phát triển quá mức của nấm Candida gây ra những đốm trắng như bông hoặc thường gặp hơn là những tổn thương trợt trên niêm mạc. Sự hiện diện của Candida có thể được xác nhận bởi sự hiện diện của các sợi nấm trên kính hiển vi. Vẫn chưa chắc chắn về vai trò có thể có của Candida là nguyên nhân gây tăng sản u nhú do viêm.
Một hàm giả mới được làm tốt hầu như luôn cải thiện tình hình. Các phương pháp điều trị khác bao gồm cải thiện vệ sinh miệng và hàm giả, sửa hàm giả hiện có, không dùng răng giả trong thời gian dài, và sử dụng liệu pháp chống nấm (súc miệng bằng nystatin và ngâm hàm giả qua đêm trong nystatin). Ngâm hàm trong chất tẩy rửa thương mại đôi khi cũng hữu ích. Các phương án khác điều trị phát triển quá mức của nấm men bao gồm bôi hỗn dịch nystatin lên bề mặt mô của hàm giả và để viên ngậm dẹp clotrimazole 10 mg 5 lần một ngày dưới lưỡi. Nếu Candida Nhiễm trùng không giải quyết bằng các biện pháp tại chỗ, có thể dùng fluconazole 100 mg (2 viên ban đầu và 1 viên mỗi ngày cho đến khi khỏi). Nếu vẫn còn viêm, cần chỉ định sinh thiết, và điều trị các tình trạng hệ thống.