Rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức được đặc trưng bởi một sự bận tâm lan tỏa về trật tự, chủ nghĩa hoàn hảo và sự kiểm soát (không có chỗ cho sự linh hoạt) mà cuối cùng làm chậm hoặc ngăn cản việc hoàn thành một nhiệm vụ. Chẩn đoán theo tiêu chuẩn lâm sàng. Điều trị bằng liệu pháp tâm lý động, liệu pháp nhận thức hành vi, và thuốc ức chế chọn lọc trên serotonin (SSRI).
(Xem thêm Tổng quan về các Rối loạn nhân cách.)
Bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế cần phải có khả năng kiểm soát, do đó, họ có xu hướng đơn độc trong nỗ lực và không tin tưởng vào sự giúp đỡ của người khác.
Tỷ lệ hiện mắc trung vị ước tính là 4,7% nhưng có thể lên tới 7,8% (1, 2). Trong các nghiên cứu dựa trên dân số, tình trạng này phổ biến như nhau ở nam và nữ.
Những đặc điểm gia đình về tính bốc đồng, phạm vi cảm xúc hạn chế và chủ nghĩa cầu toàn được cho là góp phần gây ra chứng rối loạn này (3).
Bệnh lý đồng diễn có thể xuất hiện cùng. Bệnh nhân cũng thường bị rối loạn trầm cảm (rối loạn trầm cảm nặng hoặc rối loạn trầm cảm dai dẳng), rối loạn lo âu hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế (4).
Tài liệu tham khảo chung
1. Grant JE, Mooney ME, Kushner MG: Prevalence, correlates, and comorbidity of DSM-IV obsessive-compulsive personality disorder: Results from the National Epidemiologic Survey on Alcohol and Related Conditions. J Psychiatr Res 46(4):469-475, 2012. doi: 10.1016/j.jpsychires.2012.01.009
2. Morgan TA, Zimmerman M: Epidemiology of personality disorders. In Handbook of Personality Disorders: Theory, Research, and Treatment. 2nd ed, edited by WJ Livesley, R Larstone, New York, NY: The Guilford Press, 2018, pp. 173-196.
3. Marincowitz C, Lochner C, Stein DJ: The neurobiology of obsessive-compulsive personality disorder: A systematic review. CNS Spectr 27(6):664-675, 2022. doi: 10.1017/S1092852921000754
4. Zimmerman M, Rothschild L, Chelminski I: The prevalence of DSM-IV personality disorders in psychiatric outpatients. Amer J Psychiatry 162:1911-1918, 2005, doi: 10.1176/appi.ajp.162.10.1911
Triệu chứng và dấu hiệu OCPD
Ở bệnh nhân rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức, bận tâm về trật tự, chủ nghĩa hoàn hảo, và kiểm soát bản thân và các tình huống ảnh hưởng đến sự linh hoạt, tính hiệu quả và sự cởi mở. Sự cứng nhắc và bướng bỉnh trong hoạt động của họ, những bệnh nhân này nhấn mạnh rằng mọi thứ đều được thực hiện theo những cách cụ thể.
Để duy trì cảm giác kiểm soát, bệnh nhân tập trung vào các quy tắc, những chi tiết vụn vặt, thủ tục, lịch trình và danh sách. Kết quả là, điểm chính của một dự án hoặc hoạt động không đạt được. Những bệnh nhân này thường xuyên kiểm tra những sai lầm và chú ý một cách khác thường đến những chi tiết. Họ không tận dụng tốt thời gian của họ, thường để những nhiệm vụ quan trọng nhất đến phút cuối cùng. Sự bận tâm của họ với các chi tiết và đảm bảo rằng mọi thứ đều hoàn hảo có thể trì hoãn dai dẳng sự hoàn thành công việc. Họ không nhận thức được rằng hành vi của họ ảnh hưởng như thế nào đến đồng nghiệp của họ. Khi tập trung vào một nhiệm vụ, những bệnh nhân này có thể bỏ bê tất cả các khía cạnh khác trong cuộc sống của họ.
Vì những bệnh nhân này muốn mọi thứ được thực hiện theo cách cụ thể, họ gặp khó khăn khi giao nhiệm vụ và làm việc với người khác. Khi làm việc với người khác, họ có thể lập các danh sách chi tiết về cách nhiệm vụ phải được thực hiện và trở nên khó chịu nếu đồng nghiệp gợi ý một cách khác. Họ có thể từ chối sự trợ giúp ngay cả khi họ bị chậm trễ.
Bệnh nhân bị chứng rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức tận tụy quá mức cho công việc và năng suất; sự cống hiến của họ không phải có động lực từ sự cần thiết về tài chính. Kết quả là các hoạt động giải trí và các mối quan hệ của họ bị bỏ lỡ. Họ có thể nghĩ rằng họ không có thời gian để thư giãn hoặc đi chơi với bạn bè; họ có thể hoãn một kì nghỉ dài đến mức không có kỳ nghỉ nữa, hoặc họ có thể cảm thấy họ phải làm việc để họ không lãng phí thời gian. Thời gian dành cho bạn bè, khi nó xảy ra, có xu hướng được sắp xếp trong một hoạt động chính thức có tính tổ chức (ví dụ, một môn thể thao). Sở thích và các hoạt động giải trí được coi là những nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi việc tổ chức và làm việc chăm chỉ để làm chủ; mục tiêu là sự hoàn hảo.
Những bệnh nhân này có kế hoạch trước rất cụ thể và không muốn xem xét những thay đổi. Sự cứng nhắc thường xuyên của họ có thể khiến đồng nghiệp và bạn bè cảm thấy khó chịu.
Biểu lộ cảm xúc cũng được kiểm soát chặt chẽ. Những bệnh nhân này có thể liên quan đến những người khác theo một cách chính thức, cứng nhắc, hoặc nghiêm túc. Thông thường, họ chỉ nói chuyện sau khi họ nghĩ ra điều hoàn hảo để nói. Họ có thể tập trung vào logic và trí tuệ và không chấp nhận được hành vi cảm xúc hoặc biểu cảm.
Những bệnh nhân này có thể quá hăng hái, kén chọn và cứng nhắc về các vấn đề đạo đức, đạo lý, và các giá trị. Họ áp dụng các nguyên tắc luân lý cứng nhắc cho bản thân và đối với người khác và tự phê bình một cách khắc nghiệt. Họ tỏ ra khéo léo đối với các nhà chức trách và nhấn mạnh vào việc tuân thủ chính xác các quy tắc, không có trường hợp ngoại lệ đối với các trường hợp giảm nhẹ.
Các triệu chứng của rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế có thể cải thiện theo thời gian (ví dụ, trong vòng 1 năm), nhưng sự tồn tại dai dẳng của chúng (tức là tỷ lệ thuyên giảm và tái phát) theo thời gian thì chưa rõ ràng.
Chẩn đoán OCPD
Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, tái bản lần thứ 5, Tiêu chuẩn sửa đổi văn bản (DSM-5-TR)
Để chẩn đoán rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (1), bệnh nhân phải có
Một hình thái dai dẳng bận tâm về trật tự, chủ nghĩa hoàn hảo, và kiểm soát bản thân, những người khác và những tình huống
Mô hình này được thể hiện bằng sự hiện diện của ≥ 4 trong số những điều sau:
Sự bận tâm về chi tiết, quy tắc, lịch trình, tổ chức và danh sách
Một nỗ lực để làm điều gì đó hoàn hảo mà ảnh hưởng đến sự hoàn thành nhiệm vụ
Sự cống hiến quá mức cho công việc và năng suất (không phải do sự cần thiết về tài chính) dẫn đến việc bỏ bê các hoạt động giải trí và bạn bè
Sự tận tâm, tính khắt khe và thiếu linh hoạt quá mức liên quan đến các vấn đề đạo đức và đạo lý và giá trị
Không đành lòng ném những đồ vật hư hỏng hoặc vô dụng, ngay cả những đồ vật không có giá trị tình cảm
Miễn cưỡng ủy thác hoặc làm việc với người khác trừ khi những người đó đồng ý làm những việc chính xác như bệnh nhân muốn
Một cách thương hại dành thời gian cho bản thân và người khác bởi vì họ thấy rằng tiền như là một cái gì đó để dành cho những thảm họa trong tương lai
Tính cứng nhắc và bướng bỉnh
Ngoài ra, các triệu chứng phải bắt đầu từ giai đoạn sớm của thời kì trưởng thành.
Chẩn đoán phân biệt
Rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức nên được phân biệt với các rối loạn sau đây:
Rối loạn ám ảnh nghi thức (OCD): Bệnh nhân bị OCD có những nỗi ám ảnh thực sự (những ý nghĩ lặp đi lặp lại, không mong muốn, xâm nhập gây ra sự lo âu rõ rệt) và sự ép buộc (hành vi nghi thức mà họ cảm thấy họ phải làm để làm giảm sự ám ảnh liên quan đến lo âu của họ). Bệnh nhân mắc OCD thường bị khó chịu do thiếu kiểm soát đối với những động cơ mang tính ép buộc; ở bệnh nhân rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức, nhu cầu kiểm soát được thúc đẩy bởi sự bận tâm của họ với trật tự để hành vi, giá trị và cảm xúc của họ được chấp nhận và phù hợp với ý thức của họ về bản thân.
Rối loạn nhân cách né tránh: Cả rối loạn nhân cách né tránh và ám ảnh cưỡng chế đều có đặc điểm là tình trạng cô lập với xã hội; tuy nhiên, ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế, tình trạng cô lập là kết quả của việc ưu tiên công việc và năng suất hơn là các mối quan hệ và những bệnh nhân này không tin tưởng người khác chỉ vì họ có khả năng can thiệp vào chủ nghĩa cầu toàn.
Rối loạn nhân cách phân liệt: Cả rối loạn nhân cách phân liệt và rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức được đặc trưng bởi tính hình thức trong các mối quan hệ giữa các cá nhân và bởi sự không gắn kết. Tuy nhiên, các động cơ là khác nhau: một sự khiếm khuyết cơ bản về sự thân mật ở những bệnh nhân rối loạn nhân cách phân liệt so với sự khó chịu về cảm xúc và sự cống hiến cho công việc ở bệnh nhân rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức.
Tài liệu tham khảo chẩn đoán
1. American Psychiatric Association: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 5th ed, Text Revision (DSM-5-TR). Washington, DC, American Psychiatric Association, 2022, pp 771-775.
Điều trị OCPD
Liệu pháp tâm lý động
Liệu pháp nhận thức-hành vi
Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)
Nguyên tắc chung trong điều trị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế cũng tương tự như nguyên tắc điều trị cho tất cả các rối loạn nhân cách.
Thông tin về điều trị rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức không nhiều. Ngoài ra, việc điều trị phức tạp do sự cứng nhắc, sự bướng bỉnh và nhu cầu kiểm soát của bệnh nhân, điều này có thể gây nản lòng cho các nhà trị liệu.
Liệu pháp tâm động học và liệu pháp nhận thức-hành vi có thể hiệu quả cho bệnh nhân rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (1). Đôi khi trong quá trình điều trị, cuộc trò chuyện thú vị, chi tiết và được tri thức hóa của bệnh nhân dường như có định hướng tâm lý, nhưng nó không có ảnh hưởng và không dẫn đến thay đổi.
Dữ liệu hạn chế cho thấy SSRI có thể có hiệu quả (2).
Tài liệu tham khảo về điều trị
1. Diedrich A, Voderholzer U: Obsessive-compulsive personality disorder: A current review. Curr Psychiatry Rep. 17(2):2, 2015. doi: 10.1007/s11920-014-0547-8
2. Gecaite-Stonciene J, Williams T, Lochner C, et al: Efficacy and tolerability of pharmacotherapy for obsessive-compulsive personality disorder: A systematic review of randomized controlled trials. Expert Opin Pharmacother 23(11):1351-1358, 2022. doi: 10.1080/00016489.2017.1412500