Rối loạn lo âu lan tỏa

TheoJohn W. Barnhill, MD, New York-Presbyterian Hospital
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 8 2023

Rối loạn lo âu lan tỏa được đặc trưng bởi sự lo lắng và lo lắng quá mức về một số hoạt động hoặc sự kiện diễn ra nhiều ngày trong thời gian 6 tháng. Nguyên nhân vẫn chưa được biết, mặc dù nó thường xảy ra ở những người rối loạn sử dụng rượu, trầm cảm điển hình, hoặc rối loạn hoảng sợ. Chẩn đoán dựa trên các tiêu chí lâm sàng. Điều trị bao gồm can thiệp hành vi, trị liệu tâm lý, trị liệu bằng thuốc hoặc phối hợp.

(Xem thêm Tổng quan các rối loạn lo âu.)

Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số trong khoảng thời gian 1 năm (1). Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp đôi ở nam giới (2). Rối loạn thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành nhưng có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi. GAD thường có diễn biến mạn tính và thường liên quan đến tình trạng khuyết tật chức năng đáng kể và chất lượng cuộc sống bị giảm sút.

Tài liệu tham khảo chung

  1. 1. Kessler RC,  Chiu WT, Demler O, et al: Prevalence, severity, and comorbidity of 12-month DSM-IV disorders in the National Comorbidity Survey Replication. Arch Gen Psychiatry 62(6):617-627, 2005. doi: 10.1001/archpsyc.62.6.617

  2. 2. Wittchen HU, Zhao S, Kessler RC, et al: DSM-III-R generalized anxiety disorder in the National Comorbidity Survey. Arch Gen Psychiatry 1994 May;51(5):355-64. doi: 10.1001/archpsyc.1994.03950050015002

Các triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn lo âu lan toản

Những người bị GAD có nhiều mối lo lắng và thường thay đổi theo thời gian. Những lo lắng thường gặp bao gồm trách nhiệm với công việc và gia đình, tiền bạc, sức khỏe, sự an toàn, sửa chữa xe và công việc vặt. Trong GAD, trọng tâm không phải là một mối lo lắng duy nhất (ví dụ: xấu hổ ở nơi công cộng hoặc bị ô nhiễm).

Diễn biến thường dao động và man tính. Hầu hết bệnh nhân mắc GAD đều có một hoặc nhiều rối loạn tâm thần kèm theo, bao gồm trầm cảm nặng, ám ảnh cụ thể, rối loạn lo âu xã hội hoặc rối loạn hoảng sợ.

Chẩn đoán rối loạn lo âu lan toản

  • Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 5th edition, Text Revision (DSM-5-TR) criteria

Để đáp ứng tiêu chuẩn DSM-5-TR về GAD, bệnh nhân phải lo lắng và lo lắng quá mức về một số hoạt động hoặc sự kiện (ví dụ: hiệu quả công việc và học tập), xảy ra nhiều ngày hơn không trong 6 tháng (1).

Những lo lắng khó kiểm soát và phải liên quan đến 3 trong số các dấu hiệu sau:

  • Cảm giác bồn chồn hoặc căng thẳng hoặc bực dọc

  • Dễ mệt mỏi

  • Khó tập trung

  • Cáu gắt

  • Căng cơ

  • Giấc ngủ bị rối loạn

Các triệu chứng tâm thần phải gây ra đau khổ đáng kể hoặc làm suy giảm đáng kể chức năng xã hội hoặc nghề nghiệp. Ngoài ra, sự lo lắng và lo ngại không thể giải thích được do sử dụng chất kích thích hoặc rối loạn bệnh lý nói chung (ví dụ: cường giáp).

Tài liệu tham khảo chẩn đoán

  1. 1. Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 5th edition,Text Revision DSM-5-TR. American Psychiatric Association Publishing, Washington, DC, pp 250-254.

Điều trị rối loạn lo âu lan tỏa

  • Thuốc chống trầm cảm (ví dụ: thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine)

  • Thuốc giải lo âu (ví dụ: benzodiazepin, buspirone)

  • Tâm lý trị liệu

Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (ví dụ: escitalopram) và các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (ví dụ: venlafaxine) là những loại thuốc được ưu tiên để điều trị GAD; việc sử dụng các thuốc này thường giúp cải thiện triệu chứng sau 3 tuần đến 6 tuần (1). Liều nhỏ đến trung bình của thuốc benzodiazepin có thể làm giảm lo lắng ngay lập tức, mặc dù việc sử dụng lâu dài có thể dẫn đến sự lệ thuộc về thể chất cũng như nhiều tác dụng bất lợi, bao gồm buồn ngủ, hay quên và vụng về. Một chiến lược điều trị GAD bao gồm việc bắt đầu bằng cả thuốc benzodiazepine và thuốc chống trầm cảm, cũng như liệu pháp tâm lý tập trung vào lo âu (xem bảng Benzodiazepin). Sau đó, khi các triệu chứng GAD đã có thể kiểm soát được, thuốc benzodiazepine có thể giảm dần và tiếp tục ở liều thấp hơn hoặc ngừng sử dụng.

Buspirone cũng có thể có hiệu quả (2), mặc dù các triệu chứng thường không giảm cho đến khi tăng dần liều đến mức khuyến nghị trên.

Trị liệu tâm lý, thường là liệu pháp nhận thức-hành vi, có thể vừa hỗ trợ vừa tập trung vào vấn đề (3). Các kỹ thuật thư giãn, thôi miên, tập thể dục, cải thiện giấc ngủ và giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm cũng thường hữu ích.

Bảng
Bảng

Tài liệu tham khảo về điều trị

  1. 1. Kapczinski F,  Lima MS, Souza JS, et al: Antidepressants for generalized anxiety disorder. Cochrane Database Syst Rev (2):CD003592, 2003. doi: 10.1002/14651858.CD003592

  2. 2. Chessick CA, Allen MH,  Thase M, et al: Azapirones for generalized anxiety disorder. Cochrane Database Syst Rev 2006(3):CD006115, 2006. doi: 10.1002/14651858.CD006115

  3. 3. DeMartini J, Patel G, Fancher TL: Generalized anxiety disorder. Ann Intern Med 170(7):ITC49-ITC64, 2019 doi: 10.7326/AITC201904020