Một số nguyên nhân gây phù trong giai đoạn muộn của thai kỳ

Nguyên nhân

Những phát hiện gợi ý

Tiếp cận chẩn đoán

Phù nề sinh lý

Phù chân đối xứng hai bên

Khám thực thể

Loại trừ các nguyên nhân khác

Tiền sản giật

Tăng huyết áp và protein niệu, có hoặc không có phù không do tư thế (ví dụ như ở mặt hoặc tay), nếu có thì thường không bị đỏ, ấm hoặc đau

Đôi khi, có các yếu tố nguy cơ của tiền sản giật

Khi triệu chứng tiền sản giật nặng, có thể có các triệu chứng đau đầu; đau bụng ở góc trên bên phải, vùng thượng vị hoặc cả hai; và rối loạn thị giác

Có thể là phù gai thị, rối loạn thị giác, và nghe phổi có ran (ngoài phù), phát hiện trong khi thăm khám

Có thể tiến triển thành sản giật (co giật)

Huyết áp

Protein niệu

Công thức máu, điện giải, nitơ urê máu, glucose, creatinin, xét nghiệm gan

DVT

Đau hoặc sưng nóng đỏ một bên chân

Đôi khi có các yếu tố nguy cơ của huyết khối tĩnh mạch sâu

Xét nghiệm D-dimer và/hoặc siêu âm duplex chi dưới tùy thuộc vào mức độ nghi ngờ (nếu nồng độ thấp, D-dimer là một xét nghiệm sàng lọc; nếu nồng độ cao, siêu âm duplex chi dưới)

Bệnh lý cơ tim

Phù chân đối xứng hai bên

Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh (tĩnh mạch cổ căng phồng)

Tiếng tim thứ 3 (S3) nghe được trong quá trình nghe tim thai

Phát hiện thấy tiếng ran nổ, giảm tiếng thở khi khám thực thể

X-quang ngực

ECG

Siêu âm tim

BNP hoặc NT-proBNP

Viêm mô tế bào

Đau bắp thịt một bên ở bắp chân và bắp đùi hoặc ban đỏ (bất đối xứng), nóng, và đôi khi có sốt

Các biểu hiện thường khu trú hơn so với huyết khối tĩnh mạch

Siêu âm để loại trừ huyết khối tĩnh mạch sâu trừ khi sưng được khu trú rõ

Khám tìm nguồn gây nhiễm trùng

BNP = peptit natri lợi niệu ở não (loại B); DVT = huyết khối tĩnh mạch sâu; NT-proBNP = N-terminal pro b-type natriuretic peptide.