Một số nguyên nhân gây chảy máu ở cuối thai kỳ

Nguyên nhân

Những phát hiện gợi ý

Tiếp cận chẩn đoán*

Chuyển dạ

Nút nhầy cổ tử cung bong ra nhưng không gây chảy máu

Các cơn co tử cung thường xuyên gây đau và giãn mở cổ tử cung

Các sinh hiệu của mẹ và khám vùng chậu nhiều lần

Theo dõi nhịp tim thai

Nhau bong non

Máu sẫm màu, vón cục hoặc đỏ tươi, có thể ra máu nhiều; ở một số phụ nữ, ra máu nhẹ hoặc không có trước khi sinh (rau bong non)

Đau, tử cung căng cứng, thường kèm theo các cơn co tử cung

Đôi khi gây hạ huyết áp ở mẹ

Dấu hiệu thai bị suy (ví dụ, nhịp tim chậm hoặc giảm kéo dài, giảm muộn và lặp lại, mô hình hình sin)

Các sinh hiệu của mẹ và khám vùng chậu

Theo dõi nhịp tim thai

Công thức máu, xét nghiệm đông máu

Thông thường sẽ kiểm tra bằng siêu âm mặc dù có thể không chính xác

Rau tiền đạo

Ra máu âm đạo đột ngột, máu đỏ tươi, không đau bụng, tử cung không đau hoặc đau tối thiểu

Thông thường, nhau thai bám thấp được phát hiện sớm hơn trong thai kỳ khi siêu âm sàng lọc thường quy

Chú ý: KHÔNG ĐƯỢC THỰC HIỆN KIỂM TRA CỔ TỬ CUNG BẰNG NGÓN TAY.

Công thức máu toàn phần

Siêu âm

Mạch máu tiền đạo

Ra máu âm đạo không đau kèm theo tim thai không ổn định nhưng không có dấu hiệu bất thường ở mẹ

Thông thường, các triệu chứng của chuyển dạ

Đôi khi, nghi ngờ dựa trên những dấu hiệu trong quá trình siêu âm sàng lọc thường quy

Siêu âm qua âm đạo và siêu âm màu Doppler

Vỡ tử cung

Đột nhiên đau bụng khủng khiếp kèm theo tử cung căng cứng sau đó thì mất cơn co và trương lực tử cung

Ra máu âm đạo từ mức độ nhẹ đến trung bình

Tim thai chậm hoặc mất tim thai

Nhịp tim nhanh ở bà mẹ

Mất ngôi thai

Thông thường, tiền sử sinh mổ trước đó hoặc tiền sử có phẫu thuật khác ở tử cung

Nghi ngờ lâm sàng, dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng

Mổ lấy thai cấp cứu

* Đánh giá các triệu chứng liên quan ở tất cả bệnh nhân mang thai nên bao gồm đánh giá các sinh hiệu của mẹ, khám thực thể và đánh giá tình trạng thai nhi bằng theo dõi nhịp tim thai nhi hoặc siêu âm.

Trong các chủ đề này