Một số nguyên nhân của thở khò khè

Nguyên nhân

Những phát hiện gợi ý

Tiếp cận chẩn đoán*

Viêm phế quản cấp

Các triệu chứng viêm dường hô hấp trên

Không có tiền sử bệnh phổi

Đánh giá lâm sàng

Phản ứng dị ứng

Đột ngột xuất hiện, thường là trong vòng 30 phút sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng đã biết hoặc có nguy cơ

Thường tắc nghẽn mũi, nổi mề đay, ngứa mắt, hắt hơi

Đánh giá lâm sàng

Hen

Thường đã có tiền sử hen

Thở khò khè xuất hiện tự nhiên hoặc sau khi tiếp xúc với các kích thích cụ thể (ví dụ, dị ứng, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, lạnh, tập thể dục)

Đánh giá lâm sàng

Đôi khi kiểm tra chức năng phổi, đo lưu lượng đỉnh, thử nghiệm methacholine hoặc quan sát đáp ứng với thuốc giãn phế quản theo kinh nghiệm

Viêm tiểu phế quản

Ở trẻ < 18 tháng tuổi (thường từ thời điểm tháng 11 đến tháng 4 ở Bắc bán cầu)

Thông thường có các triệu chứng viêm đường hô hấp trên và thở nhanh

Đánh giá lâm sàng

Đợt cấpCOPD

Ở bệnh nhân trung niên hoặc người cao tuổi

Thường có tiền sử bệnh COPD

Tiền sử hút thuốc nhiều

Nghe hơi thở yếu

Khó thở

Hít thở chúm môi

Sử dụng các cơ hô hấp phụ

Đánh giá lâm sàng

Đôi khi chụp X-quang ngực và đo ABG (khí máu)

Thuốc (ví dụ: thuốc ức chế ACE, aspirin, thuốc chẹn beta, NSAID)

Thông thường, việc bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới gần đây, thường gặp nhất ở bệnh nhân có tiền sử bệnh đường hô hấp phản ứng

Đánh giá lâm sàng

Ung thư tế bào biểu mô phế quản

Thở khò khè cố định và liên tục ở thì hít vào và thở ra, đặc biệt là ở bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ hoặc dấu hiệu ung thư (ví dụ: tiền sử hút thuốc, đổ mồ hôi ban đêm, giảm cân, ho máu)

Có thể khu trú hơn lan tỏa

X-quang ngực hoặc CT

Nội soi phế quản (thường được thực hiện sau khi đo chức năng hô hấp với biểu hiện tắc nghẽn)

Dị vật đường thở

Đột ngột xuất hiện ở trẻ nhỏ không có triệu chứng URI hoặc các triệu chứng toàn thể

X-quang ngực hoặc CT

Soi phế quản

GERD(trào ngược dạ dày thực quản) với sặc mạn tính

Thở khò khè mạn tính hoặc tái diễn, thường với chứng ợ nóng và ho về đêm

Không có URI (triệu chứng hô hấp trên) hoặc các triệu chứng dị ứng

Điều trị thử bằng thuốc giảm bài tiết dịch vị

Đôi khi theo dõi pH thực quản

Hít phải chất kích thích

Đột ngột xuất hiện sau khi tiếp xúc nghề nghiệp hoặc sử dụng chất làm sạch không phù hợp

Đánh giá lâm sàng

Suy tim trái với phù phổi (hen tim)

Tiếng ran nổ và các dấu hiệu quá tải thể tích trung tâm hoặc ngoại vi (ví dụ, tĩnh mạch cổ nổi, phù ngoại biên)

Khó thở trong khi nằm (khó thở nằm) hoặc xuất hiện 1-2 giờ sau khi ngủ (khó thở kịch phát về đêm)

Chụp X-quang ngực

ECG

Đo BNP

Siêu âm tim

* Hầu hết các bệnh nhân đều nên đo độ bão hòa oxy máu trong máu động mạch. Trừ khi các triệu chứng rất nhẹ hoặc rõ ràng là một đợt trầm trọng của một căn bệnh mạn tính được biết đến, nên chụp X-quang ngực.

ACE = men chuyển angiotensin; BNP = peptide lợi niệu não (loại B); COPD = bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; GERD = bệnh trào ngược dạ dày thực quản; NSAID = thuốc chống viêm không steroid; URI = nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Trong các chủ đề này