Say nắng

TheoDavid Tanen, MD, David Geffen School of Medicine at UCLA
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 3 2023

Say nắng là tình trạng tăng thân nhiệt kèm theo phản ứng viêm toàn thân gây rối loạn chức năng nhiều cơ quan có thể dẫn đến tử vong. Các triệu chứng bao gồm nhiệt độ > 40°C và thay đổi trạng thái tinh thần; có thể không có hoặc có mồ hôi. Chẩn đoán là lâm sàng. Điều trị bao gồm làm mát nhanh bên ngoài, hồi sức bằng truyền dịch tĩnh mạch, và hỗ trợ khi cần thiết cho rối loạn chức năng cơ thể.

Sốc nhiệt xảy ra khi các cơ chế bù trừ để giải nhiệt thất bại và nhiệt độ trung tâm tăng đáng kể. Các cytokines viêm được kích hoạt và có thể gây rối loạn chức năng nhiều cơ quan trong cơ thể. Rối loạn chức năng cơ quan có thể xảy ra ở hệ thần kinh trung ương (CNS), cơ xương (globin cơ niệu kịch phát), gan, thận, phổi (hội chứng suy hô hấp cấp tính) và tim. Tăng kali máuhạ đường huyết có thể xảy ra. Các yếu tố đông máu được kích hoạt, đôi khi gây ra đông máu rải rác nội mạch -DIC.

2 Say nắng đôi khi được chia thành biến thể, mặc dù sự hữu ích của sự phân loại này còn gây tranh cãi (xem bảng Một số Khác biệt Giữa Say nắng Kinh điển và Say nắng khi Gắng sức):

  • Cổ điển

  • Gắng sức

Say nắng theo phân loại kinh điển này phát triển sau 2 tới 3 ngày tiếp xúc với nóng. Nó xảy ra trong những đợt nóng của mùa hè, điển hình ở người cao tuổi, những người thường sống không có điều hòa và thường bị hạn chế trong việc bù dịch. Nó có thể xảy ra nhanh chóng ở trẻ em khi ngồi trong một chiếc xe nóng, đặc biệt là khi các cửa đóng kín.

Cơn say nắng xuất hiện đột ngột hơn và ảnh hưởng đến người hoạt động lành mạnh (ví dụ như vận động viên, đợt huấn luyện quân đội, công nhân nhà máy). Đó là một nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở các vận động viên trẻ. Gắng sức mạnh trong một môi trường nóng gây ra một tải nhiệt lớn đột ngột mà cơ thể không thể điều chỉnh. Globin cơ niệu kịch phát là phổ biến; tổn thương thận cấp tính và rối loạn đông máu có nhiều khả năng xảy ra và nặng hơn. Mệt mỏi vì nóng có thể chuyển sang say nắng vì bệnh nhiệt tiến triển và được đặc trưng bởi sự suy giảm tình trạng tinh thần và chức năng thần kinh.

Bảng

Say nắng có thể xảy ra sau khi sử dụng thuốc kích thích (ví dụ: cocaine, phencyclidine [PCP], amphetamine), thuốc ức chế monoamine oxidase hoặc thuốc kháng cholinergic (ví dụ: thuốc kháng histamine, thuốc kháng muscarin) gây ra tình trạng tăng chuyển hóa hoặc làm suy giảm khả năng đổ mồ hôi. Thông thường, cần phải quá liều, nhưng sự vận động và điều kiện môi trường có thể là yếu tố thúc đẩy.

(Xem thêm Tổng quan về Bệnh nhiệt.)

Các triệu chứng và dấu hiệu của say nắng

Dấu hiệu xác nhận gồm rối loạn chức năng thần kinh trung ương, từ nhầm lẫn hoặc hành vi kỳ quặc đến mê sảng, co giật và hôn mê của say nắng. Mất điều hòa vận động có thể là biểu hiện sớm. Nhịp tim nhanh, ngay cả khi bệnh nhân nằm và triệu chứng thở nhanh thường gặp. Vã mồ hôi là triệu chứng có thể có hoặc không. Nhiệt độ là > 40°C.

Chẩn đoán say nắng

  • Đánh giá lâm sàng, bao gồm đo nhiệt độ trung tâm

  • Xét nghiệm để phát hiện rối loạn chức năng cơ quan

Chẩn đoán thường rõ ràng từ bệnh sử gắng sức và môi trường nóng. Chẩn đoán phân biệt say nóng với sự kiệt sức vì nhiệt bởi sự xuất hiện của các triệu chứng sau:

  • Rối loạn chức năng thần kinh trung ương

  • Nhiệt độ > 40°C

Khi chẩn đoán say nắng là không rõ ràng, các rối loạn khác có thể gây ra rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương và tăng thân nhiệt cần được xem xét. Bệnh lý cột sống nghiêm trọng bao gồm:

Xét nghiệm bao gồm công thức máu, PT, PTT, điện giải đồ, BUN, creatinine, Ca, CK, và sơ bộ về gan để đánh giá chức năng của cơ quan. Đặt sonde tiểu để lấy nước tiểu, kiểm tra hồng cầu niệu bằng que thử, và để theo dõi lượng nước tiểu. Các xét nghiệm để phát hiện myoglobin là không cần thiết. Nếu một mẫu nước tiểu không chứa RBC nhưng có phản ứng dương tính với máu và nếu CK huyết thanh tăng cao, thì có khả năng là myoglobin niệu. Sàng lọc ma túy trong nước tiểu có thể hữu ích. Theo dõi liên tục nhiệt độ trung tâm, thông thường là tại trực tràng, thực quản hoặc bàng quang.

Điều trị say nắng

  • Làm mát tích cực

  • Chăm sóc hỗ trợ tích cực

Say nóng cổ điển và say nóng do gắng sức được điều trị tương tự nhau. Tầm quan trọng của việc nhận biết nhanh chóng và làm mát hiệu quả, tích cực có thể được nhấn mạnh quá mức.

Kỹ thuật làm mát

Các kỹ thuật làm mát chính là

  • Ngâm nước lạnh

  • Làm mát bằng bay hơi

Ngâm nước lạnh kết quả làm thấp nhất tỷ lệ bệnh tật và tử vong và là sự lựa chọn hàng đầu khi có sẵn. Những thùng làm lạnh lớn thường được sử dụng trong các hoạt động ngoài trời như luyện tập bóng đá và các cuộc đua độ bền. Ở những vùng hẻo lánh, bệnh nhân có thể bị ngâm trong ao hoặc suối mát. Ngâm nước có thể được sử dụng ở khoa cấp cứu nếu có sẵn các thiết bị phù hợp và bệnh nhân ổn định (ví dụ, không cần đặt nội khí quản, không có cơn co giật). Tốc độ mất nhiệt trong quá trình làm mát có thể giảm do co mạch và rùng mình; run có thể giảm bằng cách cho một loại thuốc benzodiazepine (ví dụ: diazepam 5 mg hoặc lorazepam 2 đến 4 mg đường tĩnh mạch, với liều bổ sung khi cần thiết).

Làm mát bằng bay hơi cũng rất hiệu quả và có tác dụng tốt nhất nếu bệnh nhân có tuần hoàn ngoại vi đầy đủ (đòi hỏi cung lượng tim đầy đủ). Làm mát bằng bay hơi có thể được thực hiện nhanh chóng bằng cách phun nước ấm lên bệnh nhân và sử dụng quạt công nghiệp lớn (thường được bộ phận lao công sử dụng). Việc sử dụng nước ấm hoặc hơi ấm sẽ tối đa hóa chênh lệch áp suất hơi từ da đến không khí và giảm thiểu tình trạng co mạch và run. Với kỹ thuật này, hầu hết bệnh nhân say nóng có thể được hạ nhiệt trong thời gian < 60 phút. Ngoài ra, túi đá lạnh hoặc hóa chất lạnh có thể được áp vào cổ, nách, và háng hoặc các bề mặt da không có lông (ví dụ: bàn tay bàn chân, bàn chân, má) nơi có hệ thống mạch dưới da dày đặc để tăng cường làm mát, nhưng không phải là phương pháp độc nhất.

Nên dừng các biện pháp làm mát khi nhiệt độ đạt khoảng 39°C để tránh làm mát quá mức và gây hạ thân nhiệt do điều trị.

Các biện pháp khác

Các biện pháp hồi sức cần thiết nên được tiến hành trong khi thực hiện làm mát. Giải quyết tình trạng ức chế thần kinh cơ bằng đặt nội khí quản và thở máy có thể cần thiết để kiểm soát run và ngăn ngừa hít sặc ở những bệnh nhân vô tri giác. Bổ sung oxy bởi vì say nóng làm tăng nhu cầu chuyển hóa. Bù nước theo đường tĩnh mạch bằng dung dịch muối sinh lý 0,9% cần phải được bắt đầu với 1l đến 2 L nước muối sinh lý 0,9% đã được làm lạnh để giúp giảm nhiệt độ trung tâm. Thiếu dịch dao động từ mức tối thiểu (ví dụ, từ 1 đến 2 L) đến mất nước nghiêm trọng. Truyền dịch nên được bolus, đánh giá đáp ứng và sự cân thiết bolus thêm bằng cách theo dõi huyết áp, nước tiểu, và áp lực tĩnh mạch trung tâm.

Bệnh nhân cần phải được đưa vào khoa hồi sức tích cực và theo dõi rối loạn chức năng đa cơ quan, đông máu rải rác trong lòng mạchglobin cơ niệu kịch phát. Có thể cần phải lọc máu. Thuốc hạ sốt không có giá trị và có thể góp phần gây tổn thương gan hoặc thận.

Tiên lượng về say nắng

Tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh đáng kể ở những bệnh nhân say nắng nhưng thay đổi rõ rệt theo tuổi, các rối loạn cơ bản, nhiệt độ tối đa và quan trọng nhất là thời gian tăng thân nhiệt và thời gian hạ nhiệt nhanh chóng.

Những điểm chính

  • Say nắng khác với kiệt sức vì nóng bởi sự hiện diện của rối loạn chức năng thần kinh trung ương và nhiệt độ > 40°C.

  • Nếu chẩn đoán bị say nóng là không rõ ràng ở bệnh nhân sốt, mất ý thức, hãy cân nhắc nhiều rối loạn khác, chẳng hạn như nhiễm trùng, ngộ độc, bão giáp, đột quỵ, co giật (interictal), hội chứng ác tính do thuốc an thần và hội chứng serotonin.

  • Nhận biết nhanh cơn say nắng và làm mát tích cực, hiệu quả là vô cùng quan trọng.

  • Sử dụng ngâm nước mát hoặc làm mát bay hơi để làm mát nhanh bệnh nhân.

  • Bệnh nhân sẽ cần theo dõi trong khoa hồi sức tích cực kèm theo điều trị hỗ trợ tích cực.