Gãy mỏi là gãy xương nhỏ không hoàn toàn thường liên quan đến thân khối xương bàn chân. Nguyên nhân do trọng lượng cơ thể lặp đi lặp lại trên một vị trí xương.
Gãy mỏi thường gây ra tổn thương tách rời (ví dụ: ngã, tai nạn) thay vào đó là do lực tác động đi tác động lại quá khả năng chịu lực của cơ và hấp thụ lực. Gãy mỏi có thể là xương đùi, xương chậu, hoặc cả chi dưới. Trên 50% gay mỏi liên quan đến chi dưới, và đặc biệt gãy khối xương bàn chân. Gãy xương do căng thẳng gần cho thấy sự hiện diện của bệnh xương do chuyển hóa như là loãng xương.
Gãy xương vi chấn xương bàn chân thường xảy ra ở
Người chạy thay đổi nhanh cường độ hoặc thời gian luyện tập, hoặc cả hai
Những người thể lực kém đi trên quãng đường dài mang theo vật nặng (ví dụ như lính mới)
Hầu hết xảy ra ở xương bàn ngón chân thứ hai. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
Chân Cavus (chân có vòm cao)
Giày hấp thụ chấn động kém
Loãng xương
Gãy xương do căng thẳng cũng có thể là dấu hiệu của bộ ba vận động viên nữ (vô kinh, rối loạn ăn uống và loãng xương).
Các triệu chứng và dấu hiệu của gãy xương căng thẳng
Đau chân sau xảy ra sau một tập luyện dài và căng thẳng, sau đó biến mất ngay sau khi dừng tập là biểu hiện ban đầu điển hình của gãy mỏi xương bàn chân. Với bài tập tiếp theo, bắt đầu đau sớm hơn, và cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng khiến không tập luyện được và kéo dài cả khi bệnh nhân không đi tì nữa. Các dấu hiệu có thể bao gồm bằng chứng về tình trạng viêm cấp tính hoặc chỉ tái tạo triệu chứng đau khi ấn vào vùng hoặc bóp bàn chân.
Những bệnh nhân bị đau bẹn hoặc đùi sâu dai dẳng khi phải chịu trọng lượng phải được đánh giá xem có gãy xương do căng thẳng ở đầu trên xương đùi hay không. Những bệnh nhân bị gãy như vậy nên khám chuyên khoa.
Chẩn đoán gãy xương căng thẳng
X-quang hoặc scan xương
Chụp X-quang được khuyến cáo nhưng có thể bình thường đến khi can xương hình thành sau 2 đến 3 tuần chấn thương. Chụp xương có technetium diphosphonate hoặc chụp MRI có thể cần thiết để chẩn đoán sớm. Phụ nữ bị gãy xương do căng thẳng ở đầu trên xương đùi hoặc xương chậu có thể bị thiếu xương không được chẩn đoán và có thể cần phải có xét nghiệm bổ sung (ví dụ: đo độ hấp thụ tia X năng lượng kép.)
Điều trị gãy xương căng thẳng
Hạn chế hoạt động chịu trọng lực
Điều trị bao gồm ngừng chịu trọng lượng, ví dụ: ở bàn chân bị tổn thương (trong trường hợp bệnh nhân bị gãy xương do căng thẳng ở cổ chân) và sử dụng nạng. Mặc dù có thể dùng bột bất động, giày bằng gỗ hoặc giày hỗ trợ bàn chân trên thị trường sử để đi lại để tránh teo cơ. Quá trình hồi phục kéo dài từ 6 đến 12 tuần.