Chấn thương gân chân ngỗng (cơ Hamstring)

TheoPaul L. Liebert, MD, Tomah Memorial Hospital, Tomah, WI
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 11 2023

Chấn thương cơ chân ngỗng là tổn thương rách bán phần cơ hay gặp nhất là tổn thương tại vị trí nối gân cơ.

Tổn thương gân hamstring hay gặp ở vận động viên. Các vận động viên có nguy cơ bao gồm những người có cơ chân ngỗng kém linh hoạt, không khởi động trước thi đấu và có tiền sử chấn thương trước đó. Các vận động viên lớn tuổi có nguy cơ cao hơn. Cũng như bất kỳ chấn thương cơ nào khác, lực gây ra rách cơ quyết định mức độ tổn thương.

Cơ gân kheo

Cơ gân kheo là 3 cơ đùi sau: cơ bán màng, cơ bán gân và cơ nhị đầu đùi.

Các triệu chứng và dấu hiệu của căng gân kheo

Các chấn thương của cơ hamstring có thể biểu hiện như đau đớn cấp tính vùng đùi sau khi chạy nước rút, chạy bình thường hoặc khi chạy chậm, thường do cơ chân ngỗng co kém.

Chẩn đoán căng gân kheo

  • Đánh giá lâm sàng

Chẩn đoán khẳng định nếu bệnh nhân đau đùi sau khi gấp gối có đối kháng đồng thời sờ vào phía sau đùi. Ở mức độ nhẹ có thể thấy đau và sưng ít. Ở mức độ chấn thương trầm trọng hơn thấy co cơ, sưng vừa đến nặng, chức năng vận động của cơ giảm nhiều do đau và yếu cơ.

Điều trị căng gân kheo

  • Nghỉ ngơi, chườm lạnh và băng chun

  • Giãn cơ, sau các bài tập tăng cường sức mạnh

Chườm đá và băng chun đùi càng sớm càng tốt. NSAID và thuốc giảm đau khác nếu cần thiết, đi bằng nạng nếu đi tì chân gây đau.

Khi đau giảm thì bệnh nhân có thể nhẹ nhàng tập co cơ chân ngỗng. Khi hết đau hoàn toàn thì tập sức mạnh tăng dần cơ tứ đầu đùi và cơ chân ngỗng.

Chỉ khi hồi phục lại sức cơ thì bệnh nhân mới chạy lại. Các vận động viên phải nhận thức rằng hồi phục chấn thương cơ hamstring thường mất vài tháng, tùy thuộc vào mức độ nặng của chấn thương.

Các bài tập để tăng cường sức mạnh và căng gân kheo
Ngồi xổm
Ngồi xổm
1. Đứng, hai bàn chân rộng bằng hông. 2. Ngón chân hướng về phía trước để giữ thẳng hàng với đầu gối. 3. Giữ chặt cơ th... đọc thêm

Hình ảnh của Bệnh viện Tưởng niệm Tomah, Khoa Vật lý trị liệu, Tomah, WI; Elizabeth CK Bender, MSPT, ATC, CSCS; và Whitney Gnewikow, DPT, ATC.

Nằm ngửa, kéo căng gân kheo chủ động
Nằm ngửa, kéo căng gân kheo chủ động
1. Nằm ngửa, giữ đầu gối bên bị thương tổn phía sau để kéo nhẹ đầu gối về phía ngực. 2. Nhẹ nhàng duỗi đầu gối để duỗi ... đọc thêm

Hình ảnh của Bệnh viện Tưởng niệm Tomah, Khoa Vật lý trị liệu, Tomah, WI; Elizabeth CK Bender, MSPT, ATC, CSCS; và Whitney Gnewikow, DPT, ATC.

Bắc cầu
Bắc cầu
1. Nằm ngửa, co hai đầu gối và đặt bàn chân trên sàn/bàn. 2. Thực hiện co cơ bụng và cơ mông to và nâng mông lên khỏi s... đọc thêm

Hình ảnh của Bệnh viện Tưởng niệm Tomah, Khoa Vật lý trị liệu, Tomah, WI; Elizabeth CK Bender, MSPT, ATC, CSCS; và Whitney Gnewikow, DPT, ATC.

Nằm sấp, gập đầu gối, có kháng cự
Nằm sấp, gập đầu gối, có kháng cự
1. Khi giai đoạn viêm đã thuyên giảm và bệnh nhân có thể thực hiện động tác gập gối mà không bị đau: 2. Nằm sấp. 3. Bắt... đọc thêm

Hình ảnh của Bệnh viện Tưởng niệm Tomah, Khoa Vật lý trị liệu, Tomah, WI; Elizabeth CK Bender, MSPT, ATC, CSCS; và Whitney Gnewikow, DPT, ATC.