Các bệnh ung thư xác định AIDS ở bệnh nhân nhiễm HIV là
U lympho, immunoblastic (hoặc thuật ngữ tương đương)
U lympho, nguyên phát, hệ thần kinh trung ương
Ung thư cổ tử cung, xâm lấn
Các loại ung thư khác có xu hướng gia tăng đáng kể về tỷ lệ hoặc mức độ nghiêm trọng bao gồm
U lympho Hodgkin (đặc biệt là các tế bào hỗn hợp và các phân típ bạch cầu lympho)
Các bệnh ung thư da và mắt khác
U cơ trơn là một biến chứng hiếm gặp của nhiễm HIV ở trẻ em. Ngoài ra, tỷ lệ mắc các bệnh ung thư phổ biến khác (ví dụ: ung thư phổi, ung thư đầu và ung thư cổ và ung thư cổ tử cung; u gan) ở bệnh nhân nhiễm HIV cao hơn nhiều lần so với dân số nói chung. Phát hiện này có thể phản ánh, ít nhất một phần, tình trạng phơi nhiễm nhiều hơn với các loại vi rút hoặc chất độc gây ra các bệnh ung thư này: viêm gan B và C đối với ung thư gan; papillomavirus ở người đối với ung thư biểu mô cổ tử cung, hậu môn, dương vật và hầu họng; và rượu và thuốc lá đối với ung thư biểu mô phổi, đầu và cổ.
(Xem thêm Sự nhiễm HIV/AIDS ở người.)
U lympho non-Hodgkin
Tỷ lệ mắc u lympho không Hodgkin cao hơn từ 50 lần đến 200 lần ở bệnh nhân nhiễm HIV. Hầu hết các trường hợp là ung thư tế bào B, xâm lấn, mô học biệt hóa mức độ cao. Khi chẩn đoán, các vị trí ngoài hạch thường có liên quan; chúng bao gồm tủy xương, đường tiêu hoá và các vị trí khác mà không thường gặp ở người không nhiễm HIV, chẳng hạn như hệ thần kinh trung ương (CNS) và các khoang cơ thể (ví dụ: màng phổi, màng ngoài tim, màng bụng).
Các dấu hiệu thông thường bao gồm các hạch lympho to nhanh hoặc khối ngoài hạch bạch huyết và các triệu chứng toàn thân (ví dụ như giảm cân, đổ mồ hôi ban đêm, sốt).
Chẩn đoán ung thư hạch không Hodgkin phải dựa vào sinh thiết với kiểm tra mô bệnh học và hóa miễn dịch của các tế bào khối u. Tế bào lympho lưu hành bất thường hoặc các tế bào bạch cầu không mong muốn cho thấy có sự tham gia của tủy xương, bắt buộc phải sinh thiết tủy xương. Giai đoạn phát hiện khối u có thể yêu cầu khám dịch não tủy và chụp CT hoặc MRI ngực, bụng và các khu vực khác nghi ngờ có khối u.
Tiên lượng xấu khi:
Số CD4 < 100/mcL
Tuổi > 35 tuổi
Các chức năng của cơ thể kém
Bất thường liên quan đến tủy xương
Tiền sử nhiễm trùng cơ hội
Dưới típ phụ mô học mức độ cao
Điều trị Ung thư hạch không Hodgkin có nhiều chế độ điều trị đa dạng, bao gồm cyclophosphamide, doxorubicin, vincristine, prednisone và etoposide. Các thuốc này được kết hợp với IV rituximab và một kháng thể đơn dòng chống CD20 và được bổ sung bằng liệu pháp kháng retrovirus, kháng sinh dự phòng và thuốc chống nấm và các yếu tố tăng sinh các dòng máu. Liệu pháp có thể bị hạn chế bởi việc ức chế tủy xương nghiêm trọng, đặc biệt khi sử dụng phối hợp thuốc diệt khối u tủy xương hoặc thuốc chống retrovirus. Xạ trị có thể xóa bỏ khối u lớn và kiểm soát đau đớn hoặc chảy máu.
U lympho hệ thần kinh trung ương nguyên phát
Tỷ lệ mắc u lympho nguyên phát ở hệ thần kinh trung ương tăng rõ rệt ở bệnh nhân nhiễm HIV có số lượng CD4 rất thấp.
U lympho hệ thần kinh trung ương nguyên phát bao gồm các tế bào B có độ ác tính trung gian hoặc cao, có nguồn gốc từ hệ thần kinh trung ương. Những u lympho này không lan rộng một cách có hệ thống nhưng tiên lượng xấu; thời gian sống thêm trung bình là < 6 tháng.
Các triệu chứng bao gồm đau đầu, động kinh, thâm hụt thần kinh (ví dụ, liệt các dây thần kinh sọ), và thay đổi trạng thái tinh thần.
Điều trị cấp tính u lymphoma hệ thần kinh trung ương nguyên phát đòi hỏi kiểm soát phù não bằng cách sử dụng corticosteroid. Mặc dù điều trị bằng xạ trị toàn thân và hóa trị liệu kháng ung thư với methotrexate liều cao đơn thuần hoặc kết hợp với các loại thuốc hóa trị liệu khác hoặc rituximab thường được sử dụng, không có phác đồ nào đã được đánh giá một cách nghiêm ngặt. Trong các nghiên cứu quan sát về ART và trong một nghiên cứu lâm sàng đơn của rituximab, tỉ lệ sống sót đã cải thiện.
Ung thư cổ tử cung
Ở phụ nữ nhiễm HIV, tỷ lệ hiện mắc của nhiễm vi rút u nhú ở người (HPV) tăng lên, các phân nhóm gây ung thư (loại 16, 18, 31, 33, 35 và 39) vẫn tồn tại, tỷ lệ mắc bệnh tân sinh trong biểu mô cổ tử cung (CIN) lên tới 60%, và tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung tăng lên (1). Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung, nếu có, thường rộng hơn, khó chữa hơn, và có tỷ lệ tái phát cao hơn sau khi điều trị.
Nguy cơ ung thư cổ tử cung ở phụ nữ nhiễm HIV tăng lên khi bệnh được kiểm soát kém, bao gồm tải lượng vi rút cao, số lượng CD4 thấp hoặc đáp ứng không đủ với ART.
Các phương pháp xử trí CIN hoặc ung thư cổ tử cung không bị thay đổi do nhiễm HIV. Xét nghiệm Papa thường xuyên rất quan trọng để theo dõi sự tiến triển của CIN. ART có thể có hiệu quả trong việc xử lí nhiễm HPV và tái phát của CIN nhưng không có tác dụng rõ ràng đối với bệnh ung thư.
Ung thư biểu mô tế bào vảy ở hậu môn hoặc ung thư biểu mô tế bào vảy ở âm hộ
Ung thư biểu mô tế bào vảy ở hậu môn và ung thư biểu mô tế bào vảy ở âm hộ đều do các loại vi rút gây ung thư giống như ung thư cổ tử cung gây ra và xảy ra phổ biến hơn ở những bệnh nhân nhiễm HIV. Sự gia tăng tỷ lệ mắc u nang hậu môn và ung thư hậu môn ở những bệnh nhân này dường như là do hành vi nguy cơ cao (ví dụ, giao hợp đường hậu môn) và sự ức chế miễn dịch do HIV; ART có thể làm giảm nguy cơ tiến triển.
Loạn sản hậu môn là phổ biến, và ung thư tế bào vảy có thể rất ác tính.
Điều trị bao gồm phẫu thuật triệt căn, xạ trị, và hóa trị với mitomycin hoặc cisplatin và 5-fluorouracil.
Tài liệu tham khảo
1. Stelzle D, Tanaka LF, Lee KK, et al: Estimates of the global burden of cervical cancer associated with HIV [published correction appears in Lancet Glob Health 9(2):e119, 2021]. Lancet Glob Health 9(2):e161-e169, 2021 doi:10.1016/S2214-109X(20)30459-9