Mắt đỏ

(Mắt hơi đỏ)

TheoChristopher J. Brady, MD, Larner College of Medicine, University of Vermont
Đã xem xét/Đã chỉnh sửa Thg 12 2023

Đỏ mắt là tình trạng giãn của mạch máu trên bề mặt nhãn cầu.

Sinh lý bệnh mắt đỏ

Giãn mạch máu trên bề mặt nhãn cầu có thể là hệ quả của

  • Nhiễm trùng

  • Dị ứng

  • Viêm (không nhiễm trùng)

  • Tăng nhãn áp (ít gặp hơn)

Một số phần của mắt có thể bị ảnh hưởng nhưng phổ biến nhất ở kết mạc nhưng cũng có thể là màng bồ đào, thượng củng mạc và củng mạc.

Căn nguyên của mắt đỏ

Các nguyên nhân phổ biến nhất của mắt đỏ bao gồm

Trợt giác mạc và dị vật là những nguyên nhân phổ biến nhất (xem bảng Một số nguyên nhân gây đỏ mắt). Mặc dù mắt đỏ, bệnh nhân thường phàn nàn bị chấn thương, đau mắt hoặc cả hai. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, có thể không có tình huống này.

Bảng
Bảng

Đánh giá mắt đỏ

Hầu hết các rối loạn có thể được một chuyên gia chăm sóc sức khỏe tổng quát chẩn đoán.

Lịch sử

Bệnh sử của bệnh hiện tại cần lưu ý đến sự xuất hiện và thời gian kéo dài đỏ mắt và giảm thị lực, ngứa, cảm giác bị cào, đau, hoặc xuất tiết. Tính chất và mức độ nghiêm trọng của đau, bao gồm việc liệu cơn đau có nặng lên do ánh sáng hay không (chứng sợ ánh sáng). Bác sĩ lâm sàng nên xác định tiết tố là dịch nhầy hay mủ. Các câu hỏi khác đánh giá về tiền sử chấn thương, bao gồm tiếp xúc với tác nhân kích thích và sử dụng kính tiếp xúc (ví dụ, có thể lạm dụng như đeo cả trong khi ngủ). Các đợt đau mắt hoặc đỏ mắt trước đó và hình thái thời gian của chúng được gợi ra.

Đánh giá toàn trạng nên tìm kiếm các triệu chứng gợi ý nguyên nhân có thể, bao gồm nhức đầu, buồn nôn, nôn ói, và nhìn thấy quầng màu (glôcôm góc đóng cấp tính); sổ mũi và hắt hơi (dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp trên); và ho, đau họng, và mệt mỏi (nhiễm trùng đường hô hấp trên).

Bệnh sử trước đây bao gồm các câu hỏi về dị ứng và rối loạn tự miễn dịch. Tiền sử dùng thuốc nên hỏi cụ thể về việc sử dụng thuốc nhỏ mắt tại chỗ gần đây (bao gồm cả thuốc không kê đơn), có thể gây mẫn cảm.

Khám thực thể

Khám tổng quát nên bao gồm kiểm tra đầu và cổ để biết các dấu hiệu của các bệnh lý liên quan (ví dụ: viêm đường hô hấp trên, viêm mũi dị ứng, zona thần kinh).

Khám mắt liên quan đến quá trình thử thị lực quy chuẩn và đòi hỏi có đèn bút, thuốc nhuộm fluorescein và sinh hiển vi.

Đo mức thị lực được điều chỉnh tốt nhất với kính. Đánh giá kích thước và phản xạ đồng tử. Sự sợ ánh sáng thực sự (sợ ánh sáng liên ứng) khi chiếu đèn vào mắt lành gây đau cho mắt bệnh khi mắt bệnh nhắm. Đánh giá vận nhãn và thăm khám tổ mắt và tổ chức cạnh nhãn cầu để phát hiện các tổn thương và tình trạng phù. Khám bề mặt sụn để tìm nhú gai. Nhuộm giác mạc với fluorescein và khám trên sinh hiển vi. Nếu phát hiện trợt giác mạc, cần lộn mi trên và tìm dị vật. Khám mắt tốt nhất trên sinh hiển vi. Khám sinh hiển vi để phát hiện mủ và tyndall tiền phòng. Có thể chấp nhận không đo nhãn áp trên những bệnh nhân viêm kết mạc đơn thuần.

Các dấu hiệu cảnh báo

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Đau và nôn đột ngột dữ dội

  • Ban thủy đậu

  • Giảm thị lực

  • Miệng vết loét giác mạc

  • Loét giác mạc hình cành cây

  • Nhãn áp > 40 mm Hg

  • Cương tụ kết mạc không đỡ khi tra phenylephrine

Giải thích các dấu hiệu

Bất thường kết mạcviêm thượng củng mạc được phân biệt với các nguyên nhân khác của đỏ mắt bằng triệu chứng không đau, sợ ánh sáng, và nhuộm giác mạc. Trong số những biểu hiện này, viêm thượng củng mạc được chẩn đoán phân biệt do tính chất khu trú, xuất huyết dưới kết mạc thường được chẩn đoán phân biệt bằng không có chảy nước mắt, không ngứa và không có sợ ánh sáng. Trên lâm sàng không thể phân biệt chính xác giữa viêm kết mạc do vi rút và vi khuẩn.

Bệnh lý giác mạc được phân biệt với các nguyên nhân khác của đỏ mắt (và thường tự các nguyên nhân phân biệt với nhau) bằng cách nhuộm huỳnh quang. Những bệnh lý này cũng có xu hướng được đặc trưng bởi cảm giác đau và sợ ánh sáng. Nếu nhỏ thuốc gây tê vào mắt (ví dụ: proparacain), được thực hiện trước khi đo nhãn áp và lý tưởng nhất là trước khi nhỏ fluorescein, làm giảm đau hoàn toàn thì nguyên nhân có thể chỉ giới hạn ở giác mạc. Nếu có đau và không đỡ khi tra thuốc tê tại chỗ, nguyên nhân có thể là viêm màng bồ đào, glôcômhoặc viêm củng mạc. Vì bệnh nhân có thể viêm màng bồ đào trước thứ phát sau tổn thương giác mạc nên đau cố kéo dài sau khi tra thuốc tê tại chỗ không giúp loại trừ tổn thương giác mạc.

Viêm màng bồ đào trước, góc đóng cấp tính và viêm củng mạc có thể phân biệt với các nguyên nhân gây đỏ mắt khác bằng triệu chứng đau và không bắt màu khi nhuộm giác mạc. Viêm màng bồ đào trước có xu hướng gặp trên bệnh nhân đau, sợ ánh sáng thực sự, không bắt màu khi nhuộm fluorescein và nhãn áp bình thường. Chẩn đoán dựa vào tyndall tiền phòng. Tuy nhiên, các bác sĩ chăm sóc sức khoẻ ban đầu có thể gặp nhiều khó khăn để phân biệt những triệu chứng này. Glôcôm góc đóng cấp tính có thể được chẩn đoán dựa vào khởi phát đột ngột cũng như tính chất trầm trọng của các triệu chứng điển hình.

Ngọc trai & cạm bẫy

  • Nếu đau kéo dài sau khi đã tra tê tại chỗ ở bệnh nhân không bắt màu khi nhuộm giác mạc, hãy cân nhắc viêm màng bồ đào trước, viêm củng mạc hoặc glôcôm góc đóng cấp tính.

Tra phenylephrine 2,5% có thể giúp bớt cương cụ kết mạc trừ khi nguyên nhân là viêm củng mạc. Tra Phenylephrine để giãn đồng tử ở những bệnh nhân cần khám võng mạc toàn diện. Tuy nhiên, chống chỉ định giãn đồng tử trong các trường hợp sau:

Xét nghiệm

Xét nghiệm thường là không cần thiết. Các nuôi cấy vi rút nếu nghi ngờ bị herpes simplex hoặc herpes zoster và chẩn đoán không rõ ràng trên mặt lâm sàng. Loét giác mạc được nuôi cấy bởi bác sĩ nhãn khoa. Soi góc trên bệnh nhân glôcôm. Làm xét nghiệm chẩn đoán các bênh tự miễn dịch có thể giá trị ở những bệnh nhân bị viêm màng bồ đào không rõ nguyên nhân (ví dụ, chấn thương). Bệnh nhân viêm củng mạc sẽ được tiến hành các xét nghiệm chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa mắt.

Điều trị mắt đỏ

Nguyên nhân được điều trị. Bản thân chứng mắt đỏ không cần được điều trị. Không khuyến cáo thuốc tra co mạch.

Những điểm chính

  • Hầu hết các trường hợp đều do viêm kết mạc.

  • Đau và chứng sợ ánh sáng thực sự gợi ý những bệnh nghiêm trọng hơn.

  • Ở những bệnh nhân đau, khám bằng sinh hiển vi với nhuộm fluorescein và đo nhãn áp là mấu chốt.

  • Đau kéo dài sau khi đã tra tê tại chỗ ở bệnh nhân không bắt màu khi nhuộm giác mạc gợi ý viêm màng bồ đào trước, viêm củng mạc hoặc glôcôm góc đóng cấp tính.